Hoạt động

Tham dự Hội nghị “Phát triển xuất khẩu hàng hóa nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc”

14/10/2019

 Ngày 13/9/2019, đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam đã tham dự Hội nghị “Phát triển xuất khẩu hàng hóa nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc” do Bộ Công Thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Hà Nộinhằm rà soát, đánh giá tình hình và bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn, định hướng tổ chức lại sản xuất đáp ứng đúng yêu cầu của Trung Quốc, góp phần tận dụng tốt các lợi thế từ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc và phát triển xuất khẩu nông thủy sản bền vững sang thị trường này thời gian tới.


 Hội nghị thu hút được sự tham gia của gần 400 đại biểu là đại diện cho các bộ, ban, ngành, hiệ[ hội, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông, thủy sản cùng nhiều cơ quan truyền thông, báo chí.

Description: F:\VRA\Dropbox\Ho so\IMG_9725.JPG
Báo cáo tại hội nghị ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết trong những năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường quan trọng đối với nông thủy sản của Việt Nam. Trung Quốc hiện đang là thị trường đứng thứ nhất về cao su, rau quả, gạo, sắn; đứng thứ hai về hạt điều; đứng thứ ba về thủy sản; đứng thứ tư về chè; đứng thứ 12 về cà-phê…, đồng thời vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác.Bên cạnh đó, Việt Nam và Trung Quốc đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), có hiệu lực từ năm 2010, với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8.000 dòng sản phẩm. Vì vậy, hàng hóa nông thủy sản của Việt Nam vẫn còn tiềm năng, dư địa tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc khi đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe đối với chất lượng của thị trường này.
Tuy nhiên,kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2019 giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 3,83 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó mặt hàng rau quả đạt 1,6 tỷ USD, giảm 8,1%,  sắn đạt 466 triệu USD, giảm 9,6%, cà phê đạt 52,7 triệu USD, giảm 8,9%, đặc biệt là mặt hàng gạo chỉ đạt 159,4 triệu USD, giảm đến 67,5% so với cùng kỳ năm trước,một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩutăng như cao su đạt 677 triệu USD, tăng 6,1% , điều đạt 265 triệu USD, tăng 31,1%, chè đạt 14,8 triệu USD, tăng 57,6% và thủy sản đạt 592 triệu USD, tăng 5,7%, các mặt hàng nông sản còn lại hầu như đêu giảm.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Trung Quốc hiện là đối tác lớn cả về kinh tế, thương mại, đầu tư của Việt Nam, tuy nhiên xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức do tập quán kinh doanh của ta còn dựa trên những yếu tố chưa chuyên nghiệp.Hiện nay Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào thương mại qua biên giới (tiểu ngạch), dựa vào các điểm cửa khẩu thông quan chứ chưa đưa hàng hóa vào sâu nội địa. Do đó, nông thủy sản chưa đáp ứng được hàng rào kỹ thuật, chưa tạo thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ bền vững.
Đồng quan điểm với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng nếu không nhận dạng được những thay đổi từ thị trường Trung Quốc thì hiệu quả xuất khẩu sẽ thấp. Thời gian qua, phía Trung Quốc đã chuyển hình thức thương mại từ chỗ tổng hợp nhiều hình thức xuất nhập khẩu thành một hình thức duy nhất là xuất nhập khẩu chính ngạch (từ 1-6-2019). Bên cạnh đó, còn có sự thay đổi cơ quan quản lý, các năm trước là nhiều cục vụ, năm nay chỉ dồn Tổng cục Hải quan.Ngoài ra, Trung Quốc còn thực hiện nghiêm các quy định đối với hoạt động nhập khẩu nông, thủy sản trên tuyến biên giới đất liền thông qua các biện pháp tăng cường giám sát, truy xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trên cơ sở các thông tin tổng hợp từ Hội nghị và các đánh giá, nhận định nêu trên, Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm khai thác cơ hội, khắc phục khó khăn trước mắt. Đồng thời, cần tiếp tục tuyên truyền, định hướng tới các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và người nông dân, ngư dân hiểu hơn về thị trường Trung Quốc cũng như cần thực hiện tốt hơn các quy định về nhập khẩu của thị trường này.
Cũng nhân dịp Hội nghị này, Bộ Công Thương đã ra mắt cuốn Sổ tay “Một số thông tin cần biết khi xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc” với mong muốn cung cấp thông tin cơ bản, hữu ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu, các nhà quản lý và tổ chức, cá nhân quan tâm, góp phần định hưởng và chủ động kế hoạch xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc trong thời gian tới, đáp ứng đúng và đủ yêu cầu của thị trường.
Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp (Hoàng An)


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>