Tin tức

Kế hoạch phát triển ngành cao su 20 năm của RAOT

11/03/2019

 Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan (RAOT) đã xây dựng kế hoạch tổng thể để tăng giá trị xuất khẩu cao su hàng năm từ 250 tỷ Baht (7,9 tỷ USD) lên 800 tỷ Baht (25,2 tỷ USD), đồng thời thành lập một khu công nghiệp cao su ở tỉnh Rayong, một phần của Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC).


 Quyền Giám đốc của RAOT, Yium Tavarolit, cho biết các chiến lược được thiết kế để giúp Thái Lan phát triển thành quốc gia có thu nhập trung bình và sẽ sớm được đệ trình lên Nội các.

RAOT đã thuê Đại học thuộc Phòng Thương mại Thái Lan (UTCC) để nghiên cứu kế hoạch 20 năm (2017-2036), nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Theo các chiến lược này, xuất khẩu cao su của Thái Lan sẽ tăng từ 250 tỷ Baht (7,9 tỷ USD) mỗi năm lên 800 tỷ Baht (25,2 tỷ USD), trong khi năng suất cao su sẽ tăng từ 224 kg/rai (1.400 kg/ha) lên 360kg/rai (2.250 kg/ha) và hàm lượng cao su nội địa sẽ tăng từ 13,6% lên 35%.
Điều này sẽ đẩy doanh thu cao su hàng năm tăng từ 11.984 Baht/rai (2.396 USD/ha) lên 19.800 Baht/rai (3.959 USD/ha). Đồng thời, diện tích trồng sẽ giảm từ 23 triệu rai (3,68 triệu ha) xuống còn 18,4 triệu rai (2,9 triệu ha).
Trong giai đoạn 5 năm đầu tiên, các quy định pháp luật sẽ được thông qua để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực cao su, thúc đẩy đầu tư vào sơ chế cao su, việc sử dụng cao su của các cơ quan nhà nước và các tổ chức nông dân và chuyển đổi từ sản xuất và sơ chế cao su sang sản xuất sản phẩm cao su.
Ngoài ra, Thái Lan sẽ thành lập các trung tâm phân phối sản phẩm cao su tại các điểm du lịch lớn và tổ chức triển lãm và sự kiện trên khắp cả nước và các quốc gia mục tiêu.
Trong sáu đến mười năm tới, mục tiêu là nâng cao chất lượng sản phẩm cao su để đáp ứng các tiêu chuẩn công nghiệp Thái Lan và sử dụng kết quả nghiên cứu cho mục đích thương mại. Tăng trưởng xuất khẩu cao su sẽ được thúc đẩy thông qua việc thành lập các trung tâm triển lãm và phân phối, cũng như xây dựng thương hiệu và các biện pháp tài khóa.
Trong giai đoạn 11-20 năm, các công nghệ thích hợp sẽ được sử dụng và phát triển để thay thế lực lượng lao động sản xuất cao su, đồng thời thành lập một trung tâm dịch vụ tích hợp liên quan đến cao su và các sản phẩm cao su.
Một ủy ban cũng sẽ được thành lập để đảm bảo sự vận hành trơn tru của kế hoạch dài hạn. Ủy ban sẽ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã điều hành.
Wichian Kaewsombat, Trợ lý Giám đốc Trung tâm Dự báo Kinh tế và Kinh doanh của UTCC, cho biết việc giảm trồng cao su sẽ được thực hiện bằng cách thành lập một khu kinh tế, chỉ những nông dân trồng cao su ở các khu vực được chỉ định mới có thể nhận được các đặc quyền hỗ trợ của chính phủ.
Khu công nghiệp cao su sẽ được đặt tại Rayong. Đồng thời, các đặc quyền hỗ trợ sẽ tập trung chủ yếu ở miền Nam Thái Lan, khu vực trồng cao su chính.
Khu công nghiệp cao su theo kế hoạch sẽ thúc đẩy sơ chế cao su cho xuất khẩu và dự kiến sẽ tăng giá trị xuất khẩu từ mức 200-300 tỷ Baht (6,4 – 9,6 tỷ USD) gần đây lên 800 tỷ Baht (25,2 tỷ USD) trong tương lai.
Khi RAOT thực hiện các chiến lược này, có khả năng giá cao su sẽ vẫn ở mức thấp và có thể cần phải hỗ trợ cho nông dân cao su. Trong khi đó, khi chiến lược đến năm thứ 20, nông dân cao su dự kiến   sẽ không cần hỗ trợ.
Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam biên dịch (Hiền Bùi), nguồn: “A 20-Year Rubber Development Plan by RAOT”, http://intl.sci99.com/n/4/554128.html, 17/01/2019


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>