Tin tức >> Kinh tế thế giới có liên quan

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Châu Á sa sút nhất trong vòng 11 năm

29/06/2020

Kết quả một cuộc khảo sát mới đây do bộ Thomson Reuters/INSEAD tiến hành cho thấy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua. 2/3 số doanh nghiệp được hỏi cho biết, đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục là rủi ro lớn nhất của họ trong vòng 6 tháng tới.


 

Kết quả một cuộc khảo sát mới đây do bộ Thomson Reuters/INSEAD tiến hành cho thấy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua. 2/3 số doanh nghiệp được hỏi cho biết, đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục là rủi ro lớn nhất của họ trong vòng 6 tháng tới.
Những tác động ban đầu của đại dịch đã thể hiện ở kết quả khảo sát trong quý I/2020, và đến thời điểm hiện tại, Chỉ số niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp châu Á đã giảm 1/3 xuống 35 điểm trong quý II/2020, đánh dấu quý thứ 2 chỉ số này ở dưới ngưỡng 50 điểm kể từ khi Thomson Reuters/INSEAD bắt đầu tiến hành khảo sát (quý II/2009). Lần gần đây nhất chỉ số này dưới 50 là vào quý II/2009, khi ở mức 45. Dưới 50 điểm cho thấy sự suy thoái.
Các doanh nghiệp từ 11 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đã tham gia khảo sát của Thomson Reuters/INSEAD, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Minor International của Thái Lan, hãng ô tô Suzuki Motor Corp của Nhật Bản, hãng Wistron Corp của Đài Loan và hãng Oil Search niêm yết trên sàn Australia.
Khoảng 16% trong số 93 doanh nghiệp được khảo sát cũng cho rằng một cuộc suy thoái sâu sẽ là rủi ro chính trong 6 tháng tới, với hơn một nửa dự kiến số lượng nhân viên và khối lượng công việc sẽ giảm.
Theo Giáo sư kinh tế Antonio Fatas thuộc chi nhánh Singapore của Trường Kinh tế toàn cầu INSEAD, cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 29/5 đến ngày 12/6, khi tình hình thực sự trở nên xấu đi. Ông Fatas cho biết, tâm lý bi quan hiện diện trong khắp các lĩnh vực và các quốc gia với mức độ chưa từng thấy trước đó.
Nhiều nước đang nới lỏng các biện pháp phong tỏa được thực hiện trước đó nhằm ngăn chặn dịch bệnh, nhưng những lo ngại gia tăng về khả năng làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể ảnh hưởng đến các nền kinh tế vốn đã suy yếu sau nhiều tuần phong tỏa/cách ly. Số ca nhiễm trên toàn cầu đã vượt 8 triệu người.
Trung Quốc đã ghi nhận hàng chục ca mới trong những ngày gần đây, sau nhiều tuần gần như không có ca nhiễm mới, khiến các thị trường chứng khoán biến động. Hàn Quốc cũng đối mặt với sự gia tăng số ca nhiễm sau những thành công ban đầu trong việc kiểm soát dịch.
Trung Quốc, nơi khởi phát dịch COVID-19, thông báo sản lượng công nghiệp của nước này đã tăng tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 5, nhưng mức tăng yếu hơn dự báo cho thấy đà phục hồi vẫn chậm.
Chính phủ các nước đã thực hiện các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế. Singapore và khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), 2 trong số những nền kinh tế mở cửa nhất ở châu Á, đã hỗ trợ các lĩnh vực chịu tác động mạnh từ việc hạn chế đi lại, trong đó có ngành hàng không.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mới đây cho biết sẽ duy trì lãi suất tham chiếu ở mức gần 0% đến năm 2022 – báo hiệu con đường hồi phục sẽ còn kéo dài. Kết quả thăm dò hơn 250 nhà kinh tế do Reuters tiến hành cuối tháng 5/2020 cho thấy, suy thoái ở các nền kinh tế lớn năm nay dự báo sẽ nghiêm trọng hơn so với các đánh giá của các tổ chức/chuyên gia.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>