Tin tức >> Kinh tế thế giới có liên quan

Ngân hàng Thế giới: Thế giới đối mặt cú sốc năng lượng lớn nhất từ năm 1973

01/05/2022

Cú sốc năng lượng đang trở nên ngày càng trầm trọng bởi các hạn chế thương mại, giá lương thực, nhiên liệu và phân bón tăng cao.


Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra cảnh báo giá năng lượng và các mặt hàng khác có khả năng sẽ duy trì ở các mức cao kỷ lục cho đến năm 2024 và đè nặng lên tăng trưởng kinh tế. Trong báo cáo mang tên “Triển vọng các thị trường hàng hóa”, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới về tài chính và tăng trưởng công bằng, ông Indermit Gill, nêu rõ: “Tình hình này chẳng khác gì cú sốc hàng hóa lớn nhất mà thế giới từng trải qua kể từ những năm 1970”. Cú sốc năng lượng đang trở nên ngày càng trầm trọng bởi các hạn chế thương mại, giá lương thực, nhiên liệu và phân bón tăng cao. “Những diễn biến này đã bắt đầu làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng lạm phát đình đốn”, ông Gill cảnh báo.

Ông cũng kêu gọi Chính phủ các nước tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước và tránh có các hành động gây phương hại cho nền kinh tế toàn cầu. Báo cáo của WB cho thấy, mức tăng giá năng lượng trong 2 năm qua trở thành mức tăng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ.
Giá dầu thô Brent dự báo sẽ ở mức trung bình là 100 USD/thùng trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2013, do cuộc xung đột ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga. Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu dự báo sẽ tăng gấp đôi so với năm 2012 và giá than đá cũng tăng ở mức kỷ lục. Theo WB, nhìn chung, giá các loại hàng hóa không phải năng lượng dự báo sẽ tăng 20% trong năm nay trước khi giảm, nhưng sẽ vẫn ở mức trên trung bình trong 5 năm qua.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>