Tin tức >> Tin cao su trong nước

Cảnh báo bệnh rụng lá Pestalotiopsis trên cây cao su tại Việt Nam

18/11/2019

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) vừa có văn bản số 3565/CSVN-QLKT ngày 14/11/2019 về việc cảnh báo bệnh rụng lá Pestalotiopsis trên vườn cây cao su đến các đơn vị thành viên và các đơn vị có liên quan.


Trong thời gian qua, bệnh rụng lá Pestalotiopsisđã bùng phát trên nhiều diện tích cao su tại Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, và đặc biệt là Thái Lan – quốc gia lân cận với Việt Nam, gây tác hại lớn trên vườn cây cao su, làm rụng lá nặng nề và sụt giảm sản lượng đáng kể trên vườn cây khai thác. Triệu chứng nhận diện bệnh rụng lá, biện pháp kiểm soát được áp dụng tại các quốc gia đã nhiễm bệnh như sau:

1.    Bệnh rụng lá Pestalotiopsis (Pestalotiopsis Leaf Fall): Gây ra bởi nấm Pestalotiopsis sp. Bệnh có thể tấn công lá, chi, cành, quả và hạt nhưng chủ yếu là trên lá trưởng thành. Triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu sm với qung sáng màu vàng, sau đó vết bệnh mở rộng thành những đốm màu gỉ sắt hoặc nâu sáng có hình tròn hoặc như vảy cá. Các đốm khác nhau về kích thước, có thể nằm riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để tạo thành những đốm lớn hơn. Trên lá có thể chỉ có một đốm hoặc lên tới vài chục đốm (xem hình), Bệnh có thể gây rụng từ 50% đến toàn bộ tán lá và gây sụt giảm sản lượng đến 50%.
Triệu chứng bệnh rụng lá Pestalotiopsis
2.       Mức độ gây hại tại các quốc gia tính đến 31/10/2019
Cho đến nay, tổng diện tích cao su bị nhiễm bệnh là 406.890 ha, trong đó Indonesia nhiễm trên 387.000 ha, Malaysia khoảng 3.000 ha, Thái Lan khoảng 16.000 ha, Sri Lanka 1.000 ha. Qua khảo sát cho thấy, bệnh có thể gây rụng từ 50% đến 90% tán lá, làm sụt giảm từ 15% đến 50% sản lượng và sự sụt giảm này sẽ tăng dần hàng năm.
3.       Nhận định tình hình bệnh tại Việt Nam
Cho đến nay bệnh chưa được báo cáo phát hiện tại Việt Nam, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng bệnh đã xuất hiện nhưng chưa được phát hiện do nhầm lẫn với các loại bệnh khác đang phổ biến.
4.       Biện pháp kiểm soát bệnh được áp dụng tại các quốc gia:
Về biện pháp xử lý, các nước đang thử nghiệm một số loại thuốc trừ nấm như Hexaconazole (Indonesia); Chlorothalonil,Mancozeb, Propineb, Propiconazole (Malaysia);Hexaconazole (Sri Lanka). Bước đầu cho thấy các thuốc nêu trên có khả năng khống chế bệnh, ngoài ra cần thực hiện các biện pháp canh tác bổ sung như làm cỏ, bón phân trên vườn cao su bị nhiễm bệnh.
Nếu các cá nhân/đơn vị phát hiện vườn cây cao su có triệu chứng bệnh tương tự, xin chụp ảnh vết bệnh và gửi hình ảnh, báo cáo về địa chỉ email qlkt@rubbergroup.vn, nnkhiem@rubbergroup.vn, anhnghia@gmail.com để được hỗ trợ nhận dạng bệnh và đề xuất phương án xử lý.
Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>