Tin tức >> Tin cao su trong nước

Hệ thống thu gom mủ tự động: Hữu ích nhưng cần khắc phục các khuyết điểm

01/04/2019

 Tạp chí Cao su VN số 526 (ngày 01/3) đã giới thiệu về Hệ thống thu gom mủ tự động – Sáng chế hữu ích thu gom mủ trên sườn dốc của anh Nguyễn Yên, thôn Bình Hiếu, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Sáng chế này được nhiều người dân cao su tiểu điền đón nhận vì tính ứng dụng cao mà nó mang lại. 


 Sau khi xem phóng sự và bài viết về hệ thống này trên Tạp chí, ông Nguyễn Quốc Cường – Phó Trưởng Ban Quản lý Kỹ thuật Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho rằng, hệ thống cần khắc phục một số khuyết điểm sẽ hiệu quả hơn.

“Sau khi xem hình ảnh về Hệ thống, tôi thấy anh Nguyễn Yên là người khá tâm huyết với công việc này. Tuy vậy, tôi cũng có vài góp ý hoặc cần thêm thông tin để có thể nhận xét xác đáng:
Về khả năng áp dụng: Tác giả muốn nhấn mạnh rất hữu ích đối với cao su trên đất dốc. Tuy nhiên, việc trồng cao su trên đất dốc phải theo đường đồng mức, tức là loại bỏ yếu tố độ dốc. Vì vậy, lợi dụng độ dốc để tạo dòng chảy về chỗ trũng khó khả thi. Độ cao cây cao su theo MV khoảng 50 cm, vậy cây cao su có vị trí miệng cạo 1,3 m hoặc 2m có khả năng áp dụng được không?
Anh Nguyễn Yên giới thiệu với phóng viên Tạp chí Cao su VN về đường ống dẫn mủ.
Về mục tiêu gom mủ về một điểm: Tác giả chưa chứng minh được nếu mủ bị đông trong/trên đường dẫn thì xử lý thế nào (tức là mủ bị ứ đọng lại thì không chảy về điểm tập trung)?
Về vật liệu: Tác giả có nói đã thử nghiệm vài loại vật liệu (tôn, tấm máng che mưa PE) và chọn vật liệu là tấm bạc. Xin hỏi tác giả đã tìm hiểu về khả năng lẫn vật liệu vào mủ có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng mủ chưa (PP là vật liệu cấm không được lẫn vào mủ)?
Về khả năng nhiễm bẩn: Tác giả đã tìm hiểu về mức độ nhiễm bẩn (mủ nước là chỉ số VFA), mủ tạp thì bị đất cát có khả năng do mưa văng vào.
Về tính ổn định, an toàn của hệ thống: Nếu do thú hoặc con người, hoặc là yếu tố khác làm đứt đường truyền thì xử lý thế nào, lưu ý là nếu áp dụng trên hàng nghìn ha chứ không phải vài ha như tiểu điền (ý tôi là hệ thống được thừa nhận là hữu ích và khuyến cáo rộng rãi).
Về hiệu quả kinh tế: Tác giả cho biết khoảng 13 triệu/ha dùng trong 3 năm (4 triệu/ha). Tác giả cần chứng minh thêm công thu gom, vật tư (chén) so với Hệ thống, theo tôi thì hệ thống rẻ hơn nhưng sau 3 năm thì trở thành phế liệu (tính thân thiện môi trường đã nghĩ tới chưa). Thật ra, vấn đề tiết kiệm công lao động gom sản phẩm ở Malaysia đã đề cập từ lâu.
Mong rằng anh Nguyễn Yên – tác giả của hệ thống dẫn mủ có thể giải quyết được vấn đề này thì hiệu quả rất to lớn”.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>