Tin tức >> Kinh tế trong nước có liên quan

Hội nhập quốc tế và Phát triển bền vững

29/07/2016

 Tại Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra Hội nghị khu vực Tây Nguyên về: “Hội nhập quốc tế và Phát triển bền vững” do UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức. 


 Hội nghị đã diễn ra trong 2 ngày 20 –21/7/2016 thu hút gần 300 đại biểu là lãnh đạo Bộ Ngoại giao, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng, Ban chỉ đạo Hội nhập quốc tế các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng), đại diện các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể thuộc tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Viện nghiên cứu hạt nhân, UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh, các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp tiêu biểu trong tỉnh và các tỉnh bạn trong khu vực.

Đồng chí Nguyễn Văn Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, phát biểu tại Hội nghị
Sau phát biểu khai mạc Hội nghị của Đồng chí Nguyễn Quốc Dũng – Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thay mặt lãnh đạo địa phương đăng cai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đồng chí Nguyễn Văn Yên đã có bài phát biểu trang trọng. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong thời gian qua, các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên nói chung, và Lâm Đồng nói riêng đã nhận được sự quan tâm của Bộ Ngoại giao trong việc cung cấp thông tin một số vấn đề có liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế. Hôm nay, tỉnh Lâm Đồng được Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức hội nghị, đây là sự kiện vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay. Hội nghị nhằm cập nhật thông tin về tình hình thế giới, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, triển khai hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới và thảo luận về các vấn đề phát triển thiết yếu của khu vực, như: ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực...
Toàn cảnh Hội nghị
Sau 2 ngày làm việc, các đại biểu tham dự Hội nghị đã nghe các diễn giả, các báo cáo viên đầu ngành cung cấp nhiều thông tin bổ ích như: Tình hình thế giới, triển khai đối ngoại, hội nhập quốc tế của nước ta trong giai  đoạn mới; Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030Cam kết của Việt Nam; An ninh nguồn nước và phát triển bền vững; Tác động của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với nông nghiệp Việt Nam; Thuận lợi, thách thức đối với nông nghiệp Tây Nguyên trong hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn mới; Cộng đồng kinh tế ASEAN, TPP và các Hiệp định mậu dịch tự do mới: Nâng cao năng lực cạnh tranh để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức; Nông nghiệp Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức…
Các đại biểu chụp hình lưu niệm
Thông qua các bài tham luận của lãnh đạo các địa phương trong khu vực Tây Nguyên, những sản phẩm nông nghiệp chiếm phần lớn sản lượng trong cả nước đó là cà phê, tiêu, điều, cao su nhưng do sản xuất từ nhiều loại giống khác nhau, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, công nghệ chế biến lạc hậu, sản phẩm không đồng đều về chất lượng, dẫn đến thị trường bấp bênh và không ổn định; bị các doanh nghiệp nước ngoài chèn ép, chiếm lĩnh thị trường và thương hiệu. Nói chung, tiềm năng, lợi thế về đất, rừng, tài nguyên khoáng sản ở khu vực Tây Nguyên mặc dù rất lớn nhưng mới tập trung khai thác bề rộng, chưa có chiều sâu để phát huy hiệu quả.
Các diễn giả trao đổi thảo luận với các đại biểu
Hội nghị cũng đã dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận, trao đổi các vấn đề đang được quan tâm. Các ý kiến của đại biểu đã được các diễn giả làm rõ từng vấn đề. Trong đó, tập trung phân tích những thuận lợi cũng như thách thức của các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên; những vấn đề có liên quan và tác động trực tiếp đến từng doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
 

 



Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>