Tin tức >> Kinh tế trong nước có liên quan

Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 – 2025

25/11/2019

Hội thảo khoa học quốc tế “Triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025: Cơ hội và thách thức từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” đã diễn ra sáng 21/11/2019 tại Hà Nội.


 

Các đại biểu chụp ảnh tại sự kiện. (Ảnh: G.T)
Hội thảo do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam tổ chức.
Tham dự Hội thảo có Giám đốc NCIF TS. Trần Thị Hồng Minh, Phó Giám đốc NCIF Đặng Đức Anh, Phó Đại sứ Ireland tại Việt Nam Elisa Cavacece cùng đông đảo đại biểu quan tâm đến kinh tế Việt Nam.
Nhận định về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 tại Hội thảo, Phó Giám đốc Đặng Đức Anh cho rằng, dù còn khó khăn, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Theo đó, tăng trưởng GDP phục hồi rõ nét sau giai đoạn 2011 2015, duy trì được tốc độ cao, đặc biệt là trong các năm 2017 2019 (với tốc độ tăng tương ứng đạt 6,81 và 7,08% năm 2017, 2018 và khoảng 7,1% năm 2019). Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu và tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các khu vực, các nền kinh tế chậm lại. Tính chung giai đoạn 2016 2020, tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế khoảng 6,84%/năm (đạt mục tiêu 6,5 7% Kế hoạch 2016 2020 đã đề ra).
TS. Đặng Đức Anh cho rằng, không chỉ được hỗ trợ bởi sự gia tăng về quy mô của các yếu tố sản xuất, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 2020 còn được thúc đẩy bởi sự cải thiện của năng suất và hiệu quả. Năng suất lao động giai đoạn này tăng trung bình 5,8%/năm (so với mức tăng tương ứng 4,3%/năm của giai đoạn 2011 2015). Hiệu quả đầu tư cải thiện với hệ số ICOR trung bình 6,11 (so tương ứng với mức 6,25 của giai đoạn 2011 2015).
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng theo Phó Giám đốc NCIF, nhìn chung mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016 2020 vẫn chưa có sự thay đổi rõ nét. Tăng trưởng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào vốn (tỷ lệ vốn đầu tư/GDP vẫn ở mức cao, trung bình 33,5%), đóng góp của nhân tố vốn trong tăng trưởng vẫn chiếm tỷ lệ lớn (trên 55%). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch quá nhanh sang khu vực dịch vụ trong khi nền tảng công nghiệp còn yếu. Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, tính chất gia công còn lớn. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao đóng góp còn thấp, chi phí dịch vụ logistic còn cao.
Bên cạnh đó, xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào nhóm hàng do doanh nghiệp FDI dẫn dắt. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng hàm lượng nội địa trong xuất khẩu không tăng tương ứng. Các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu. Năng lực đổi mới sáng tạo chưa được cải thiện nhiều và vẫn là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của Việt Nam khi CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
“Giai đoạn 2021 2025, tăng trưởng kinh tế dự báo vẫn sẽ phụ thuộc vào ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó quan trọng là hai nhóm ngành công nghiệp chế biến và ngành bán buôn, bán lẻ. Sự chuyển đổi nhanh hơn của mô hình tăng trưởng theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả, với động lực chính là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ giúp duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới” TS. Đặng Đức Anh nói.
Cũng tại sự kiện, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, Trung tâm Dự báo kinh tế xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) TS. Trần Toàn Thắng chia sẻ, việc tham gia ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA sẽ tác động sâu, rộng tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 2025.
Cả CPTPP và EVFTA đều có lĩnh vực cam kết tương đối rộng so với các FTA khác, không chỉ nằm trong lĩnh vực trao đổi, xuất nhập khẩu mà còn liên quan đến cách thức sản xuất ra hàng hoá để trao đổi. Cả hai hiệp định nhìn chung đều có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng, xuất khẩu, đặc biệt trong thị trường các nước nội khối.
EVFTA dự báo sẽ có tác động lớn hơn CPTPP, do CPTPP đã có nhiều thành viên tham gia các hiệp định FTA khác với Việt Nam trước đó. Cụ thể, EVFTA và CPTPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm lần lượt 4,3% và 1,3% vào năm 2030. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đến năm 2030 dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 44,4%; xuất khẩu sang các nước trong CPTPP đến năm 2035 tăng 14,3%.
Ngoài ra, các hiệp định này cũng có tác động tích cực tới lao động, trong đó những ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày là những ngành dự báo sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Ngoài ra, tác động tích cực từ các hiệp định này còn có thể đến từ việc tạo sức ép cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh, do đó kỳ vọng tạo ra những tác động tích cực trong trung và dài hạn.
Trên cơ sở đánh giá nền tảng kinh tế Việt Nam sau giai đoạn 2016 2020, xem xét các yếu tố trong và ngoài nước nhiều khả năng tác động đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới, đặc biệt là bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với nhiều cơ hội và thách thức từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, NCIF xây dựng hai kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 2025.
NCIF dự đoán rằng, với nhiều khả năng xảy ra hơn, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 2025; kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định, lạm phát ở mức 3,5 4,5%/năm. Năng suất lao động cải thiện hơn với tốc độ tăng khoảng 6,3%/năm. Và với kết quả tăng trưởng này, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4.688 USD, đưa Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>