Tin tức >> Tin cao su trong nước

Bệnh phấn trắng hại cây cao su

01/03/2021

Cao su là một trong những cây trồng cho giá trị kinh tế, tuy nhiên, hiện có nhiều loại dịch hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cao su.


Một trong những dịch hại nguy hiểm thường xuất hiện trong mùa thay lá là bệnh phấn trắng trên cao su. Bệnh đã làm cây bị rụng lá nhiều lần, gây mất sức cây, vì vậy làm chậm thời gian khai thác và làm giảm sản lượng mủ đáng kể. Bệnh cũng làm chậm tốc độ sinh trưởng, hoặc có thể gây chết cây ở những vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản, vườn nhân và vườn ươm giống.

Bệnh phấn trắng trên cao su. Ảnh: Minh Đức
*Triệu chứng: Chủ yếu bệnh gây hại giai đoạn ra lá non, lúc lá có màu đồng tím. Bệnh làm lá nhăn nheo, dị hình, mặt dưới lá phủ một lớp phấn trắng, sau đó bị rụng. Khi lá ở giai đoạn đã có màu xanh nhạt, vết bệnh biểu hiện là những chấm nhỏ màu vàng nhạt, trên phủ một lớp phấn trắng mỏng, sau đó vết bệnh tiếp tục phát triển, nếu nặng lá sẽ rụng. Ở các giai đoạn sau, lá bị bệnh không bị rụng, mà để lại các vết bệnh màu vàng loang lổ, với nhiều hình dạng khác nhau.
*Tác nhân gây hại và điều kiện phát triển: Bệnh phấn trắng do nấm Oidium hevea gây ra. Bệnh gây hại cây cao su ở mọi lứa tuổi, từ vườn ươm, vườn kiến thiết cơ bản, đến vườn đang khai thác. Bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn cây cao su bắt đầu ra lá mới vào đầu mùa Xuân hàng năm, nhất là khi có điều kiện lạnh, ẩm thấp và sương mù nhiều.
*Một số biện pháp phòng trừ đã được áp dụng và cho hiệu quả cao:
- Ngay từ đầu, nếu có điều kiện chọn các giống kháng bệnh để trồng, hoặc ít nhất không trồng các giỗng nhiễm bệnh.
- Vệ sinh vườn cao su ngay sau khi cây rụng lá (gom lá lại rồi rải vôi hay xịt thuốc).
- Bón phân cân đối – hợp lý, chú ý tăng cường lượng phân Kali cho cây, nên sử dụng phối hợp phân bón lá SPC-K.
- Thăm vườn cao su thường xuyên trong giai đoạn thay lá, để từ đó có quyết định phòng trị thích hợp, kịp thời.
Qua thực tế phòng trừ nhiều năm với bệnh phấn trắng, người trồng cần chú ý phun phòng đúng lúc, nhất là ở các vườn cây có nguy cơ nhiễm bệnh cao hoặc những vườn cây năm trước đã bị bệnh nặng, dễ để lại nhiều tàn dư bệnh trên cây. Với những vườn này, cần phun phòng ngay giai đoạn lá còn ở dạng búp của đợt lá đầu. Tiến hành phun 2 – 3 lần/ đợt, mỗi lần cánh nhau khoảng 7 – 10 ngày. Loại thuốc có hiệu quả và phổ biến hiện nay mà nông dân thường sử dụng là SULOX 80WP (pha 300g/100 lít nước) hoặc SAIZOLE 5SC (pha 200 – 400ml/100 lít nước, tùy tuổi cây).
Các sản phẩm phòng trừ hữu hiệu bệnh phấn trắng trên cao su của Công ty CP BVTV Sài Gòn (SPC). Ảnh: Minh Đức
Phun vào giai đoạn lá non vì bệnh thường xâm nhiễm vào lá giai đoạn này. Mặt khác, lúc này lá chưa mở, nên không che chắn lẫn nhau, thuốc dễ bám đồng đều trên toàn cây, vì vậy khả năng phòng và trừ đều tốt. Khi ta phòng trừ và bảo vệ được đợt lá đầu hiệu quả, thì đó là cơ sở để giảm thiểu nguồn bệnh, nên làm giảm được nguy cơ nhiễm bệnh cho các đợt lá kế tiếp.
- Khi phun thuốc, cần có thiết bị phun thuốc tơi sương tận ngọn cây mới có hiệu quả.       
- Một điều nữa, theo kinh nghiệm thực tế của nông dân, khi lá đã có màu xanh nhạt, thì nên phối hợp thuốc với phân bón lá cao cấp SPC-K, sẽ giúp làm tăng hiệu quả phòng trừ.
- Vận động những vườn chung quanh cùng phòng trừ để giảm bớt nguồn bệnh, tránh lây lan lẫn nhau.

TS Nguyễn Minh Tuyên, nguồn: https://nongnghiep.vn/benh-phan-trang-hai-cay-cao-su-d284633.html, ngày 28/02/2021 (VQ trích dẫn)

 



Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>