Tin tức >> Tin cao su trong nước

DRC khai thác tiềm năng lớn từ thị trường lốp radial

05/10/2020
Sau châu Âu, đến lượt châu Mỹ đặt mục tiêu "radial hoá" 100% ngành vận tải, xu hướng này còn tác động đến châu Á, thị trường mới với đầy cơ hội. 

Và lúc này những doanh nghiệp tiên phong radial như Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) đang cho thấy nhiều lợi thế phát triển nội địa và xuất khẩu.

 
Thị trường radial toàn cầu
Dù phổ biến tại châu Âu từ những năm 1950, nhưng đến năm 1973, lốp radial mới thật sự đánh dấu bước chuyển mình cho ngành săm lốp, khi Mỹ nhập khẩu những chiếc xe châu Âu được lắp sẵn lốp radial. Các nước phát triển nhanh chóng nhận thấy những ưu điểm vượt trội của lốp radial như khả năng vận hành tốt hơn, ít hao mòn và sinh nhiệt, tiết kiệm năng lượng, tăng tính an toàn và bảo vệ môi trường.
Theo The Market Records năm 2019, tỷ lệ sử dụng lốp radial tại Tây Âu là 100%, Bắc Mỹ 96%, châu Phi và Trung Đông chiếm 72%, riêng với châu Á bao gồm các nước ở thị trường cận biên và đang phát triển, tỷ lệ này ở mức 52%. Báo cáo từ LMC và Goodyear cho thấy, bất chấp khủng hoảng từ Covid-19, tiềm năng phát triển lốp radial vẫn khá tốt khi nhu cầu cho xe cỡ lớn (bao gồm xe tải nặng, xe tải nhẹ và xe con cỡ lớn) đang tăng trưởng nhanh ở mức 17,5%, đem về 12,1 tỷ USD (tương đương 49,6%) tổng lợi nhuận thuần của phân khúc lốp ô tô toàn cầu.
Radial tại Việt Nam – thị trường còn rộng mở
Dù tỷ lệ sử dụng lốp radial thấp hơn, nhưng các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cũng cho thấy tiềm năng nhờ hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện và tỷ lệ sở hữu ô tô tăng nhanh. Dự báo từ Viện Nghiên cứu chiến lược (IPSI), tỉ lệ tiêu thụ xe ô tô của Việt Nam sẽ tăng đến 22,6%/năm từ 2019 2025. Tỷ lệ sử dụng lốp radial khoảng 50 60%, ghi nhận sự dịch chuyển nhanh từ bias sang radial, không chỉ với xe ôtô mà còn cả xe tải nhẹ, tải nặng, các dòng xe chuyên dụng khác. Về sản xuất, các doanh nghiệp săm lốp nội địa cũng gặp một số khó khăn từ lốp nhập khẩu, doanh nghiệp FDI, hay các hãng lốp xe Trung Quốc. Bởi vậy, việc thương hiệu săm lốp Việt như DRC chủ động làm chủ công nghệ radial và phát triển thị trường đã góp phần phá vỡ thế độc quyền, tạo nên thị phần nội địa ổn định và chiến lược xuất khẩu dài hạn.
Chặng đường radial hơn 10 năm của DRC
Từ 2013, DRC lần lượt tăng vốn điều lệ lên 830.738.490.000 đồng, khai thác nhà máy radial đầu tiên trị giá 3.000 tỷ đồng với công suất giai đoạn I là 300.000 lốp/năm tại Đà Nẵng và chuyển giao công nghệ trực tiếp từ Công ty Black Donuts Engineering INC Phần Lan vào năm 2016. Chỉ 2 năm sau, năm 2015, DRC thành công đưa lốp radial tiến vào thị trường Mỹ, dần biến thị trường khó tính này trở thành một đối tác lớn và tiềm năng. Ghi nhận từ báo cáo kinh doanh DRC 2019, xuất khẩu Mỹ chiếm 20% tổng sản lượng radial tiêu thụ; tăng trưởng trung bình đến 36% so với cùng kỳ.
Hiện nay, lốp radial của DRC đang được xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia như: Brazil, Mỹ, Malaysia, Thái Lan; sở hữu những chứng chỉ sản phẩm khắt khe từ Nhật Bản (JIS), Hoa kỳ (DOT), châu Âu (EMARK), Indonesia (SNI), Brazil (INMETRO), Ấn Độ (BIS). Trong đó 2 thị trường xuất khẩu xuất khẩu lớn là Mỹ và Brazil gặp nhiều khó khăn nhưng DRC đã lên kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu vào châu Âu sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt khá nhiều áp lực cạnh tranh, ổn định phát triển dài hạn.
Lốp radial thương hiệu Việt đặt các mục tiêu lớn ngay cả những thị trường khó tính nhất là Mỹ và châu Âu
Tiếp tục phát triển sản phẩm – đặt niềm tin tăng trưởng
DRC vẫn đang hoàn thiện bộ sản phẩm bằng việc bổ sung các quy cách lốp mới, đặc biệt là các dòng lốp xe tải nặng, xe tải nhẹ, xe khách để đáp ứng nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn như châu Mỹ, châu Âu. Bên cạnh phát triển đồng bộ dòng lốp toàn thép chủ đạo, DRC tiếp tục đầu tư dây chuyền lốp bán thép, hướng đến xuất khẩu tại thị trường châu Á. Với thị trường nội địa, DRC đã phủ sóng tại hầu hết các tỉnh thành, hướng đến việc dẫn đầu trong phân khúc lốp radial dành cho xe tải nhẹ, xe tải nặng, xe chuyên dụng, tránh đối đầu trực tiếp với các đối thủ lớn tại phân khúc lốp ô tô nhiều cạnh tranh.
Giai đoạn dịch bệnh kéo các thông số kinh tế chững lại, nhưng lốp radial DRC vừa là điều kiện cần, vừa là điều kiện đủ để Công ty C Cao su Đà Nẵng sẵn sàng vượt qua những thử thách, tái tăng trưởng bền vững. Tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe từ trước giải phóng, đến nay Công ty CP Cao su Đà Nẵng đã có nhiều thành công nổi bật, trở thành doanh nghiệp sản xuất săm lốp hàng đầu Việt Nam, với sản phẩm xuất khẩu đến gần 40 quốc gia, có mặt trên 63 tỉnh thành.
Ánh Dương (Theo Nhịp sống kinh tế), nguồn: https://cafef.vn/drc-khai-thac-tiem-nang-lon-tu-thi-truong-lop-radial-20200930113728006.chn, ngày 30/9/2020 (TN trích dẫn)


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>