Tin tức

Nghiên cứu chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh vàng lá trên cây cao su

20/09/2016

 (KHTĐ) - Ngày 1/9/2016, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước tổ chức xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản phẩm vi khuẩn Bacillus spp, tự do và nội sinh trong cây cao su từ quy mô ex vivo đến in vivo nhằm phòng trừ sinh học bệnh rụng lá cao su Corynespora tại tỉnh Bình Phước”. 


 Đề tài chỉ có một đơn vị tham gia thực hiện nghiên cứu là Trường Đại học Mở TP.HCM, do Thạc sỹ Nguyễn Văn Minh làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài là hạn chế mức thấp nhất do bệnh rụng lá Corynespora (làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất mủ của cây cao su) gây ra, đồng thời khắc phục việc sử dụng thuốc hóa học.
Theo chủ nhiệm đề tài, sau khi được Hội đồng cho thực hiện, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân lập và xác định các chủng nấm rụng lá cao su Corynespora; xác định các chủng nấm Corynespora có khả năng gây bệnh mạnh nhất dựa trên việc quan sát sự hình thành các cấu trúc xâm nhiễm, gây bệnh ex vivo trên lá cao su; xây dựng quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh nhằm kiểm soát nấm Corynespora trên cây cao su.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thành công chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh vàng lá trên cây cao su.
Quang cảnh buổi xét chọn
Tại cuộc họp, các nhà phản biện và các thành viên Hội đồng yêu cầu chủ nhiệm đề tài cần hoàn thiện một số vấn đề như: nội dung nghiên cứu của đề tài còn dàn trải, không tập trung vào mục đích chính nghiên cứu. Mặt khác, tên đề tài quá dài và một số từ mang tính hàn lâm khoa học khó hiểu. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng chưa nêu giá thành cũng như tên chế phẩm sinh học.
Sau khi xem xét, các nhà phản biện và các thành viên Hội đồng thống nhất chọn đơn vị Trường Đại học Mở TP.HCM thực hiện đề tài với số điểm 79/100 điểm.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>