Thông tin hội viên

Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê: Hành trình ươm mầm “vàng trắng”

18/07/2022

Đi giữa cánh rừng cao su xanh ngắt, ông Trần Ngọc Lộc, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê giới thiệu về mô hình xen canh đột phá của công ty trong hành trình ươm mầm “vàng trắng” gần 40 năm trên vùng Tây nguyên.


Sau gần 40 năm thành lập, Công ty TNHH MTV cao su Chư Sêđã hình thành nên một vùng chuyên canh cây công nghiệp trên địa bàn, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống người dân trong vùng và đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Từ đó, góp phần ổn định an ninh chính trị trên địa bàn Tây Nguyên.Đến nay, vượt qua khó khăn, công ty đã thực hiện trồng, quản lý, chăm sóc hơn 7.500 ha cao su trên địa bàn 3 huyện Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông (Gia Lai). Hiện công ty đã có 5 nông trường cao su, 1 xí nghiệp chế biến mủ, 1 trung tâm y tế chăm lo sức khỏe cho cán bộ, công nhân lao động và người dân địa phương.Không chỉ vậy, công ty còn góp vốn phát triển trồng, khai thác cao su tại Vương quốc Campuchia với diện tích trên 16.200 ha. Hiện nay tất cả diện tích đã đưa vào khai thác hiệu quả.Hiện toàn công ty có 826 cán bộ, công nhân viên, trong đó có đến 52% công nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Vài năm trước, khi những vườn cao su đã hết thời gian thu hoạch, công ty buộc phải thanh lý vườn cây để tổ chức tái canh. Để bắt đầu khai thác trở lại, cần tối thiểu 7 năm, trong thời gian này, bài toán về nguồn thu cho công nhân được đặt ra. Cũng bắt đầu từ đây, lãnh đạo công ty đã đề xuất lên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) xin chủ trương về việc trồng xen canh các loại cây trong vườn cao su.Theo đó, công ty hợp tác với cá nhân, đơn vị trong khoảng thời gian vài năm trước khi vườn cao su khép tán để trồng các loại cây ngắn ngày. Riêng đối với những diện tích thiết kế xen canh, công ty đã hợp tác với các cá nhân, đơn vị tiến hành trồng xen canh cà phê. Mô hình xen canh này sẽ kéo dài theo chu kỳ vườn cây cà phê.
“Bước đầu thử nghiệm và đánh giá, công ty nhận thấy việc trồng xen canh đã mang lại nhiều lợi ích. Khi xen canh, vườn cây được tưới nước, chăm sóc, do đó tác động tích cực đến việc phát triển của cây cao su. Mô hình xen canh bước đầu đã cho thấy hiệu quả kinh tế khi đem lại nguồn thu hằng năm hơn 8 tỉ đồng. Ngoài ra, việc xen canh vẫn đảm bảo mật độ cao su tối thiểu 500 cây/ha. Đồng thời các hộ tham gia trồng xen canh vẫn phát triển được cây cà phê, chuối để tăng thêm thu nhập”, ông Lộc giới thiệu.
Mô hình xen canh cây cà phê trong vườn cao su của
Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê. Ảnh: ĐỨC NHẬT
Giúp đồng bào thay đổi nếp nghĩ cách làm
Thu nhập từ nguồn hợp tác xen canh giúp cho công ty bổ sung thêm nguồn thu nhập để chăm lo cho người lao động mà đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, nguồn thu này cũng hỗ trợ công ty thực hiện nghĩa vụ, chính sách với địa phương.
Bà Rmah H’bé Nét, Chủ tịch UBND Huyện Chư Sê cho biết, là đơn vị đóng chân trên địa bàn, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê đã có nhiều đóng góp cho địa phương trong việc tạo công ăn việc làm. Công ty luôn phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ an sinh xã hội. Đặc biệt, công ty đã có nhiều đóng góp trong công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số định canh định cư, thay đổi nếp nghĩ cách làm và vươn lên phát triển kinh tế. 


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>