Hoạt động >> Hỗ trợ Hội viên

Cảnh báo bệnh rụng lá Pestalotiopsis trở lại trên vườn cây cao su

28/12/2020

Tháng 11/2020, bệnh rụng lá Pestalotiopsis (viết tắt là Pesta) đã bùng phát trở lại trên nhiều diện tích cao su tại Malaysia, Sri Lanka, Ấn Độ và đặc biệt là Thái Lan – quốc gia lân cận với các vùng trồng cao su của Việt Nam. Bệnh rụng lá Pesta đã xuất hiện gây rụng lá nặng và sụt giảm sản lượng lớn trên vườn cây khai thác của các nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn trên thế giới. 


Tại Malaysia, diện tích cao su bị nhiễm bệnh tính đến tháng 10/2020 là 18.727 ha. Tại Sri Lanka, diện tích nhiễm bệnh là khoảng 20.000 ha, tập trung ở vùng trồng cao su phía Tây Nam. Tại Ấn Độ, diện tích lây nhiễm vào khoảng 300 ha. Theo báo cáo của nước này, bệnh bắt đầu phát sinh vào cuối tháng 4/2020 sau đó rụng lá vào tháng 7 và tháng 10 tại các vùng trồng cao su truyền thống. Tại Indonesia, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên chưa có con số thống kê cụ thể, tuy nhiên so với diện tích 382.000 ha bị ảnh hưởng vào năm 2019 thì năm nay được đánh giá ít nghiêm trọng hơn. Tại Thái Lan, tính đến tháng 11/2020, Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan (RAOT) cho biết tổng diện tích bị ảnh hưởng ước tính khoảng 65.000 – 90.000 ha, mức thiếu hụt về sản lượng trong năm dự kiến lên đến hơn 130.000 tấn.

Bệnh Pesta trên lá cao su

Trên thc tế, vic loi b hoc kim soát s lây lan ca mm bnh này là rt khó khăn vàđầy thách thc vì các bào t nm ri rác khp nơi từ mặt đất đến ngọn của cây cao su. Đây là một loại bệnh lây truyền qua đường không khí nên có trả năng cao nó sẽ lây lan sang khắp Thái Lan và các nước lân cận trong đó có Việt Nam nếu không được khống chế kịp thời. Vì vậy, đòi hỏi các cá nhân, đơn vị và tổ chức nâng cao tinh thần cảnh giác, siết chặt công tác quản lý đồng thời chuẩn bị sẵn phương án đối phó khi bệnh lây lan.
Theo cảnh báo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), dù đến nay chưa có báo cáo về loại bệnh này tại các vùng trồng cao su của Tập đoàn, tuy nhiên không loại trừ trường hợp bệnh này đã xuất hiện nhưng chưa được phát hiện do nhầm lẫn với các loại bệnh đang phổ biến.
Hiệp hội đã có thông tin cảnh báo đến các Hội viên về triệu chứng nhận diện và tác hại của bệnh Pesta trên trang web vra.com.vn vào tháng 11/2019. Theo đó, Hiệp hội khuyến nghị các Hội viên có biện pháp quản lý phù hợp và kịp thời sớm nhận biết khi bệnh gây hại trên vườn cây, giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra, cụ thể:
1. Các đoàn công tác đến các vùng có bnh cn lưu ý không để thân th, qun áo, giày dép, vt dng cá nhân tiếp xúc vi vết bnh hoc ngun bnh t cây cao su để ngăn chn, hn chế s xâm nhp ca bnh vào Vit Nam.
2. Các Hội viên ti Lào, Campuchia cần tăng cường kiểm tra, rà soát vườn cây, phát hiện sớm bệnh Pesta, đồng thời lưu ý các trường hợp lao động trở về từ miền Nam Thái Lan, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh Pesta tại đơn vị.
3. Tuyệt đối không mang những bộ phận của cây cao su và nguồn nấm bệnh từ nước ngoài về Việt Nam và các khu vực trồng cao su tại Lào và Campuchia; lưu ý giặt và làm vệ sinh sạch sẽ quần áo, giày dép, vật dụng cá nhân đã sử dụng khi đi vào vùng bệnh; không nên đi vào vườn cây cao su trong ít nhất 3 ngày sau khi về từ vùng bệnh.
4. Các tổ chức, hộ tiểu điền tại địa phương chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh trong công tác nhận dạng phát hiện bệnh.
V bin pháp x lý, các nước đang thử nghiệm một số loại thuốc trừ nấm như hexaconazole, propiconazole, difenoconazola, chlorothalonil, propineb, mancozeb, captan, oxy clorua đồng…bước đầu cho thấy các thuốc nêu trên có khả năng khống chế bệnh, ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp canh tác bổ sung như làm cỏ, bón phân trên vườn cao su bị nhiễm bệnh.
Hiệp hội Cao su Việt Nam trân trọng thông báo tình hình bệnh rụng lá Pesta đến các Hội viên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh để nắm bắt thông tin và tuyên truyền, cảnh báo đến các hộ tiểu điền…Nếu phát hiện vườn cây có triệu chứng bệnh tương tự vui lòng chụp ảnh vết bệnh và gửi hình ảnh đến Tiến sĩ Nguyễn Anh Nghĩa – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, email: anhnghia@gmail.com để tiến hành các bước xác minh và được hỗ trợ nếu cần. 
Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>