Tin tức >> Tin cao su ngoài nước

FTA với ASEAN làm tổn thương ngành cao su của Ấn Độ

25/05/2016

 Hiệp định thương mại ASEAN – Ấn Độ (AIFTA) đã có ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại về cao su và các sản phẩm từ cao su của Ấn Độ, ảnh hưởng đến chiến lược thương mại quan trọng về sự liên kết phân khúc sản phẩm của ngành cao su trong nước.


 Việc gia tăng nhập khẩu nguyên liệu, đặc biệt là cao su thiên nhiên, đã vô hiệu hóa lợi thế của Ấn Độ trong việc xuất khẩu cao su thành phẩm, dẫn đến sự mất cân đối về thương mại trong kế hoạch mục tiêu doanh số xuất khẩu điều chỉnh là 866,9 triệu USD thời kỳ hậu AIFTA.

Thâm hụt thương mại trong cao su và các sản phẩm từ cao su với ASEAN đã lập kỷ lục từ 98,8 triệu USD trong giai đoạn 2004 – 2009 lên đến 611,6 triệu USD giai đoạn 2009 – 2014, theo kết quả từ nghiên cứu "FTA ASEAN – Ấn Độ và cán cân thương mại của Ấn Độ về cao su và các sản phẩm từ cao su: đánh giá sơ bộ ", được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Cao su Ấn Độ (RRII).
Cao su thiên nhiên định chuẩn kỹ thuật (TSNR), sợi cao su lưu hoá, cao su bán thành phẩm và lốp xe Radial là đại diện cho ba nhóm sản phẩm.
Cán cân thương mại thâm hụt ở các nhóm sản phẩm được lựa chọn đã tăng lần lượt từ 51,7 triệu USD, 2 triệu USD, 1,8 triệu USD trong giai đoạn trước AIFTA lên tới 336,6 triệu USD, 4,5 triệu USD, 21,5 triệu USD tương ứng trong giai đoạn hậu AIFTA.
Trong số ba nhóm sản phẩm, sợi cao su lưu hóa và lốp xe radial được xếp vào loại có “lộ trình nhạy cảm” cam kết cắt giảm thuế quan, trong khi cao su TSNR lại nằm trong danh sách loại trừ.
Tuy vậy, kết quả lại cho thấy mặt hàng TSNR mất cân bằng thương mại cao nhất, trong đó nhấn mạnh nguyên nhân là do việc nhập khẩu ồ ạt nguyên liệu thô của Ấn Độ, theo AIFTA.
Indonesia giữ vững thị phần nguồn cung TSNR cho Ấn Độ trong cả hai giai đoạn và đã cải thiện nhẹ thị phần của mình (57,9%) trong giai đoạn hậu AIFTA. Trong khi đó, Việt Nam đang nổi lên như là một nguồn cung TSNR quan trọng của Ấn Độ.
Các dấu hiệu ban đầu về tác động của AIFTA đối với cao su và các sản phẩm từ cao su làm nổi bật sự cần thiết để xác định những điểm yếu trong chuỗi liên kết phân khúc sản phẩm trong bối cảnh của quá trình hội nhập thị trường ngày càng tăng.
Điều cấp thiết hiện nay là đưa ra các biện pháp chính sách nhằm liên kết nguyên liệu thô, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thiện với nhau để đảm bảo khả năng phục hồi cho ngành cao su Ấn Độ.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>