Hoạt động >> Xúc tiến thương mại

TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI NGHỊ QUỐC TẾ NGÀNH CAO SU TẠI VIỆT NAM VÀ HỌP MẶT DOANH NHÂN CAO SU VIỆT NAM NĂM 2024

08/01/2025

Ngày 12/12/2024, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) đã tổ chức Hội nghị quốc tế ngành cao su tại Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế cũng như doanh nghiệp (DN) ngành cao su tại Việt Nam.
 


Hi tho “Ngành cao su 2025: Xu hướng giá và cơ hi th trường toàn cu trong bi cnh EUDR”
Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Thanh Hưng – Chủ tịch VRA, nhận định năm 2025 sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều biến động từ địa chính trị, biến đổi khí hậu và xu hướng phát triển xanh. Lạm phát gia tăng, thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, và áp lực giảm phát thải các-bon tạo ra nhiều thách thức cho ngành cao su, đặc biệt khi ngành liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực nhưô tô, xây dựng, và sản xuất hàng tiêu dùng. Ông Hưng nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội từ thách thức, đẩy mạnh chuyển đổi và phát triển bền vững. Trong bối cảnh Quy định chống phá rừng (EUDR) của Liên minh châu Âu được hoãn đến cuối năm 2025, doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, đảm bảo không gây mất rừng và đáp ứng các yêu cầu pháp lý, nhằm nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.
Báo cáo “Ngành cao su toàn cầu: Cơ hội và thách thức theo EUDR” do Giáo sư Joseph Adelegan, Tổng Thư ký IRSG trình bày tại Hội thảo đã nêu bật tác động ngắn hạn và dài hạn của EUDR. Trong ngắn hạn, IRSG nhận định các nhà sản xuất cao su thiên nhiên sẽ đẩy mạnh xuất khẩu trước khi quy định có hiệu lực nhằm giảm thiểu rủi ro mất thị trường. Ví dụ, các nhà xuất khẩu Đông Nam Á và châu Phi, như Bờ Biển Ngà, đang tối đa hóa lượng hàng xuất đi đểứng phó với các yêu cầu mới của EUDR.
Về dài hạn, IRSG cho rằng EUDR sẽ làm tăng chi phí tuân thủ, bao gồm đầu tư vào hệ thống truy xuất nguồn gốc và công nghệ định vị địa lý nhằm đảm bảo sự minh bạch trong chuỗi cung ứng. Điều này đặc biệt thách thức với các nhà sản xuất nhỏ lẻ tại những khu vực địa hình phức tạp. Tuy nhiên, quy định này có thể trở thành động lực thúc đẩy các quốc gia sản xuất cao su phát triển các phương pháp bền vững và không phá rừng. IRSG nhấn mạnh rằng để đáp ứng EUDR, doanh nghiệp cần xây dựng các hệ thống thẩm định, tích hợp công nghệ mới và hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp.
Về kết quả thực hiện phát triển bền vững của DN Việt Nam, ông Huỳnh Tấn Siêu, Trưởng Ban Công nghiệp Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) báo cáo, tính đến tháng 11/2024, VRG xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững đạt 280 ngàn ha đáp ứng theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018, được cấp chứng chỉ rừng bền vững theo VFCS/PEFC-FM với hơn 120 ngàn ha cao su, 39 nhà máy (chế biến cao su thiên nhiên, chế biến gỗ và sản phẩm công nghiệp cao su) được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế PEFC-CoC.
Từ năm 2020 đến nay, VRG luôn có ít nhất một công ty con nằm trong tốp 10 DN đạt chứng nhận bền vững tại Việt Nam (CSI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì tổ chức. Ngoài ra, VRG đã triển khai hệ thống GIS.VRG để quản lý vườn cây, tọa độ, giống, năng suất… truy xuất nguồn gốc nhằm phục vụ EUDR. Về chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của VRG giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn 2050 tập trung vào các mục tiêu chính như giảm cường độ phát thải khí nhà kính, xanh hóa chuỗi cung ứng, xanh hóa quy trình sản xuất, xanh hóa quá trình chuyển đổi. Trong đó, VRG sẽ tích cực thực hiện kiểm kê khí nhà kính và tham gia vào thị trường tín chỉ các-bon.
Quang cnh bui Hi tho
Tiến sĩ Trần Thị Thúy Hoa, Chuyên gia độc lập, chia sẻ một số khuyến nghị mà các DN Việt Nam nên lưu ýđể thuận lợi hơn trong việc tuân thủ EUDR, bao gồm: (1) Tăng cường trách nhiệm của nhà nhập khẩu qua giá mua phù hợp, thực hiện thẩm định và hỗ trợ chi phí đầu tư từ thu thập thông tin đến truy xuất nguồn gốc; (2) Ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo tính minh bạch, dễ truy cập, có thể tận dụng những nền tảng mở (Geojson.io, Google Earth…) để tăng tính minh bạch; (3) Xây dựng các mô hình hệ thống nhóm kết nối hộ tiểu điền, đại lý và nhà chế biến cao su thiên nhiên; thu thập và quản lý thông tin qua kỹ thuật số từ thượng nguồn đến hạ nguồn; (4) Đào tạo cho các bên liên quan (bao gồm cả chính quyền địa phương) về nhận thức và giải pháp tuân thủ EUDR. 
Ông Võ Hoàng An – Tổng Thư ký VRA cũng chia sẻ rằng bên cạnh VRG, các công ty trong ngành cao su cũng đã có hành động kịp thời để tuân thủ EUDR như Cao su Đồng Nai, Cao su Huy Anh, Cao su Liên Anh, Cao su Mai Vĩnh, Cao su Đắk Lắk,… trong việc thu thập hồ sơ sử dụng đất, xây dựng tọa độ vườn cây, phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc từ khai thác đến xuất khẩu, tham gia các chứng nhận bền vững FSC-FM/CoC, VFCS/PEFC.
Khu vực triển lãm của Hội nghị
 

Về phía các tổ chức chứng nhận quốc tế, bà Vũ Thị Quế Anh – Giám đốc FSC Việt Nam cho biết, FSC Trace có thể theo dõi các sản phẩm được chứng nhận trở lại các khu rừng có nguồn gốc và kết nối với chuỗi cung ứng để chia sẻ dữ liệu quan trọng nhằm chứng minh tuân thủ EUDR. Mô-đun quy định FSC-STD-01-004 bổ sung được xây dựng dựa trên FSC nghiêm ngặt thực hành lâm nghiệp có trách nhiệm với EUDR cụ thể kỳ vọng quy định xung quanh rủi ro, thẩm định và minh bạch trong chuỗi cung ứng. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Tiệp,Phó Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO) chia sẻnhững hoạt động hỗ trợ của VFCO bao gồm thực hiện tập huấn và hỗ trợ cho 22 công ty thuộc VRG hoàn thiện hồ sơ về Mô-đun Tiêu chuẩn PEFC ST 2002-1:2024 và Mô-đun Tiêu chuẩn PEFC ST 2002-1:2024. Trong thời gian tới, VFCO sẽ xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật đáp ứng EUDR và lựa chọn một DN vừa và nhỏ để hỗ trợ thí điểm và tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực cho nhà máy và chủ rừng về chứng chỉ rừng và EUDR.

Hội thảo cũng có sự tham gia của cô Arusha Das, Trưởng ban Định giá, dữ liệu và nghiên cứu Helixtap – một nền tảng dữ liệu và thông tin về thị trường hàng hóa toàn cầu. Đại diện Helixtap cho biết, thị trường ngành cao su toàn cầu đang bịảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô như khủng hoảng sản xuất, cắt giảm lãi suất, gói kích thích kinh tế của Trung Quốc, chuyển biến thời tiết sang La Nina, cuộc chiến thuế quan xe điện, mùa rụng lá tới sớm, căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Hiện giá nguyên liệu thô tăng đột biến và chưa có dấu hiệu giảm. Xu hướng biên lợi nhuận của nhà sản xuất/chế biến tại Thái Lan và Indonesia gặp nhiều thách thức khi liên tục có sự biến động. Bờ Biển Ngà là quốc gia đang được hưởng lợi bởi dòng chảy thương mại châu Á, thể hiện qua xu hướng xuất khẩu cao su từ tháng 01 – 8/2024. Dự báo giá cao su thời gian tới sẽ có nhiều biến động đến từ sản lượng bị thiếu hụt do thời tiết/mùa rụng lá, nguồn cung giảm (trong đó có quyết định cấm xuất khẩu cup lump của Bờ Biển Ngà), nhu cầu về xe điện tăng cao bất chấp căng thẳng thuế quan và các chính sách về phát triển bền vững như EUDR.
Buổi tối cùng ngày, Họp mặt Doanh nhân Cao su Việt Nam năm 2024 cũng được VRA tổ chức với mục tiêu tạo cơ hội tiếp xúc và giao lưu giữa các đơn vị trong ngành cao su. Tham gia Hội nghị có các đại diện cơ quan Bộ ngành và khoảng 1.000 Hội viên, doanh nghiệp, tổ chức cao su trong và ngoài nước.

Trong bài phát biểu chào mừng, ông Lê Thanh Hưng – Chủ tịch VRA cho biết trong năm 2024, ngành cao su – vốn gắn bó mật thiết với các ngành công nghiệp then chốt như ô tô, xây dựng và sản xuất hàng tiêu dùng – chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những thay đổi trong nhu cầu tiêu thụ và tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những biến động không ngừng của bối cảnh địa chính trị, biến đổi khí hậu, xu hướng chuyển đổi xanh, lạm phát tăng cao, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng áp lực ngày càng lớn về giảm phát thải các-bon.
Trong bối cảnh đầy khó khăn đó, ngành cao su Việt Nam vẫn kiên trì bám sát các mục tiêu chiến lược, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Ước tính, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm 2024 đạt khoảng 11 tỷ USD và kỳ vọng rằng, trong năm 2025, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sẽ đạt trên 12,1 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2024. Bên cạnh đó, để đáp ứng các mục tiêu chiến lược, toàn ngành đang tập trung vào các hướng đi chủ chốt về phát triển bền vững, công nghệ xanh và năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính.
Tham dự sự kiện, ông Hoàng Minh Chiến – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) – Bộ Công Thương đánh giá cao vai trò của VRA là cầu nối vững chắc giữa các thành phần kinh tế trong ngành cao su thông qua các chương trình quốc gia như Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại.
Để góp phần duy trì ưu thế cạnh tranh của cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng như hoàn thành các mục tiêu của ngành, Cục XTTM khuyến nghị VRA cần tập trung một số nhiệm vụ như sau: Phối hợp, xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động XTTM có hiệu quả lan tỏa cho toàn ngành; Tăng cường quảng bá Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” đồng thời, phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác mới, mở rộng thị trường xuất khẩu và gia tăng giá trị thương hiệu cao su Việt Nam; Thường xuyên theo dõi, đánh giá, cập nhật, cung cấp thông tin, số liệu thống kê và các thông tin khác liên quan đến thị trường, sản xuất, thương mại, dự báo tiêu thụ các sản phẩm cao su.
Vinh danh doanh nghip được cp quyn s dng
Nhãn hiu Chng nhn “Cao su Vit Nam” 2024
Trong khuôn khổ sự kiện, VRA đã tổ chức Lễ tôn vinh 22 doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” cho 100 sản phẩm thuộc 34 nhà máy, tiếp tục là chứng nhận tin cậy cho những sản phẩm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường và hỗ trợ nhận diện sản phẩm chất lượng, uy tín và bền vững. Ngoài ra, trong khuôn khổ Hội nghị, VRA cũng tôn vinh các Hội viên đạt Tốp 100 và Tốp 10 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam năm 2024 (CSI 2024) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố. Bên cạnh các lễ tôn vinh, danh sách chi tiết về các giải thưởng đã được đăng tải trên trang web của VRA.

Văn phòng HHCSVN (Thanh Ngân và Thanh Vân) 



Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>