Hoạt động >> Hỗ trợ Hội viên

Thư của Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam về tác động của dịch bệnh Covid-19 và các giải pháp hỗ trợ

14/04/2020

Thưa quý vị Hội viên,

Dịch bệnh viêm đường hô hấp Covid -19 đã trở thành đại dịch toàn cầu. Đến hết tháng 3/2020, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế nói chung cũng như tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành cao su từ sản xuất kinh doanh cao su thiên nhiên, sản phẩm công nghiệp cao su, gỗ cao su đến khu công nghiệp và dịch vụ cao su.
Thay mặt Ban Chấp hành Hiệp hội Cao su Việt Nam, lời đầu tiên tôi xin được chia sẻ và đồng hành với quý Hội viên trong giai đoạn vô cùng khó khăn hiện nay của ngành cao su.

1. Ảnh hưởng của dịch Covid – 19 đến ngành cao su

a. Cao su thiên nhiên:
Hiện nay, do tình hình cách ly xã hội và hạn chế di chuyển của các nước tiêu thụ cao su thiên nhiên (Trung Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ…), hầu hết các nhà máy sản xuất lốp xe đều thông báo tạm ngưng hoạt động, các cửa khẩu nhập khẩu cũng bị hạn chế. Theo phản ánh của doanh nghiệp Hội viên, do tác động của dịch bệnh Covid-19, các đơn hàng xuất khẩu cao su thiên nhiên trong quý I/2020 đã giảm hơn 30%, các hợp đồng dài hạn có xu hướng tạm hoãn nhận hàng hoặc hủy bỏ giao kèo đã ký kết trước đó. Điều này dẫn đến lượng tồn kho trong nước tăng cao so với năm trước (từ 40 – 50%), gây phát sinh chi phí lưu kho làm tăng giá thành sản phẩm, làm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, kéo theo thu nhập của người lao động cũng giảm từ 15 – 20%. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động sản xuất do công nhân nghỉ việc về quê tránh dịch hoặc chuyển sang công việc khác do doanh nghiệp không thể đảm bảo thu nhập trong mùa dịch.
b. Sản phẩm cao su, gỗ cao su:
Trước tình hình dịch bệnh Covid – 19 lây lan ngày càng rộng, lĩnh vực sản phẩm cao su, gỗ và sản phẩm gỗ cao su Việt Nam cũng gặp phải tình trạng thiếu nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào như nguồn gỗ nguyên liệu, hóa chất, máy móc… nhập khẩu.  
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước đều sụt giảm nghiêm trọng do tác động của dịch bệnh, các doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng gặp tình trạng thiếu lực lượng lao động do lệnh phong tỏa, cách ly hoặc doanh nghiệp cho nghỉ không lương do không có đơn hàng.
c. Đánh giá chung:
Hiệp hội Cao su Việt Nam hiện có 130 đơn vị Hội viên, trong đó tập trung hầu hết các doanh nghiệp lớn về trồng, chế biến, sản xuất cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su và gỗ cao su.
Sự phát triển và lớn mạnh của ngành cao su đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 500.000 lao động tham gia trong các khâu khác nhau của chuỗi cung, trong đó bao gồm lao động từ khoảng 264.000 hộ cao su tiểu điền trực tiếp tham gia khâu sản xuất. Dịch bệnh Covid-19 sẽ tác động nghiêm trọng đến lực lượng lao động và gia đình, trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt là các hộ nông dân phụ thuộc sinh kế vào vườn cây cao su. Hiện nay, hàng trăm nghìn lao động buộc phải cắt giảm giờ làm do nhà máy hoạt động không hết công suất và doanh nghiệp có xu hướng thu nhỏ quy mô. Trong khi đó, nông dân buộc phải thu hoạch và bán sản phẩm để có thu nhập cho gia đình. Như vậy, có thể thấy rằng ngành cao su đang phải chống chọi căng thẳng với các ảnh hưởng của dịch bệnh trong tình hình chung của cả nước.
2. Nhận định xu hướng thị trường trong ngắn hạn
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ giảm còn 5,6% trong năm nay – mức giảm 0,4% so với con số đưa ra vào tháng trước. Trong khi đó, Trung tâm Tình báo Kinh tế (EIU) tại Bắc Kinh cho biết, EIU đang điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP thực tế ở Trung Quốc vào năm 2020 xuống còn 2,1%, từ mức 5,4% trước đó. Trung Quốc tuyên bố, đến cuối tháng 3, hơn 90% các doanh nghiệp đã hoạt động trở lại, ngoại trừ những doanh nghiệp ở tỉnh Hồ Bắc - tâm của đại dịch Covid-19. Chính quyền trung ương và địa phương tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đưa ra một loạt các ưu đãi, bao gồm cung cấp các khoản vay lãi suất thấp hay trả chậm bảo hiểm xã hội, để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi động lại sản xuất. Tuy nhiên, hiện tại, tất cả bốn thị trường hàng đầu của nước này là Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Đông Nam Á và Nhật Bản đều đang gặp khó vì dịch Covid-19.
Theo Hiệp hội Các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), nguồn cung cao su thiên nhiên trên thế giới được dự đoán sẽ tăng 2,7% lên 14,2 triệu tấn vào năm 2020 sau các dự báo cập nhật của Việt Nam, Ấn Độ và Sri Lanka. ANRPC vừa dự báo nhu cầu cao su toàn cầu sẽ giảm 8,2% trong tháng 4/2020. Con số này chưa tính đến sự điều chỉnh giảm dự kiến ti n Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Vit Nam khi các nước này đang phi đối mt vi tình trng khn cp và lnh đóng ca. Ti Trung Quc, mc tiêu th theo ước tính sơ b trong hai tháng đầu năm 2020 đã gim 46,8% so vi năm trước. Trung Quốc kỳ vọng các tháng còn lại của năm sẽ có thể bù đắp lượng tiêu thụ rất thấp trong quý đầu tiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng tình hình không khả quan do nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước đều đang bị đóng băng, dự kiến chỉ có thể phục hồi từ quý III trở đi.
Công ty Thông tin & Thị trường lốp xe và cao su toàn cầu LMC dự báo doanh số xe hơi toàn cầu năm 2020 sẽ giảm khoảng 15% so với mức 2019. Nhiều nhà máy sản xuất phụ tùng đã ngừng hoạt động trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ và một số khu vực ở châu Á khi các biện pháp kiểm soát dân số đã được áp dụng để làm chậm sự lây lan của virus. Tình trạng thất nghiệp dự kiến ​​s tăng đáng k trên toàn thế gii, làm gim nhu cu tiêu dùng đối vi mt hàng giá tr cao như xe hơi, ngay c khi doanh nghiệp bắt đầu trở lại hoạt động bình thường. LMC cũng đưa ra kịch bản nếu tác động của dịch Covid-19 không suy giảm vào giữa cuối năm tài khóa 2020 hoặc tái phát vào cuối quý III và quý IV, ​​doanh s ca xe hơi toàn cu s gim hơn 20%.
Trong khi đó, Hiệp hội Các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia (MARGMA) dự kiến doanh thu xuất khẩu găng tay cao su của nước này sẽ tăng so với dự báo trước đó khi nhu cầu toàn cầu tăng 15 – 20% và dự báo sự bùng phát dịch có thể sẽ không kết thúc sớm mà có thể kéo dài thêm vài tháng nữa.
Về dự báo giá dầu thô, theo dữ liệu cập nhật tháng 3/2020, Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết giá dầu WTI bình quân trong tháng 4 – 5/2020 sẽ dao động quanh mức 30 USD/thùng. Trong khi đó, theo Hãng thông tấn Reuter, các ngân hàng đã hạ triển vọng giá dầu năm 2020 xuống còn 31USD/thùng do tác động của đại dịch Covid 19 và những lo ngại về cuộc chiến giá dầu giữa Ả Rập Xê-út và Nga. Do nhu cầu dầu mỏ giảm khoảng 30%, OPEC và các đối tác, trong đó có Nga, đang tìm cách hạn chế nguồn cung nhằm bình ổn giá dầu. Tuy nhiên, các quốc gia này muốn những bên khác, chẳng hạn như Mỹ, cùng thực hiện nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận như mong muốn.
3. Các kịch bản cho ngành cao su
Kịch bản 1: Dịch bệnh kéo dài đến tháng 6
Quý 2 là giai đoạn bắt đầu mùa vụ cao su tại các nước Đông Nam Á, tình hình sẽ có khả năng xấu hơn nhiều. Nhu cầu cao su thiên nhiên chưa kịp phục hồi từ các nước tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu… để thúc đẩy giá bán thuận lợi cho người trồng trong khi nông dân vẫn phải thu hoạch mủ để có thu nhập, càng gây áp lực lên giá bán. Tình hình giá thấp kéo dài, nhiều hộ cao su tiểu điền sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn và sức ép chuyển đổi cây cao su sang các loại cây trồng khác sẽ càng ngày càng lớn. Tương tự với sản phẩm cao su và gỗ cao su, sự hạn chế về đơn hàng, đặc biệt là hàng tiêu dùng, sẽ gây ra tình trạng thu nhỏ quy mô hoạt động, cắt giảm chi phí hàng loạt, trong đó có chi phí về lao động, để có thể duy trì tồn tại qua mùa dịch.
Theo khảo sát của Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện vào cuối tháng 3/2020, nếu dịch kéo dài đến hết tháng 6/2020, dự kiến chỉ còn 14,9% doanh nghiệp duy trì được hoạt động, 46,6% doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm quy mô, 32,4% sẽ tạm dừng hoạt động và 6,1% doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2020 sẽ không có tín hiệu khả quan với mức tăng trưởng thấp, dự kiến sẽ giảm 30% so với năm 2019 cả về lượng và giá trị.
Kịch bản 2: Dịch bệnh kéo dài đến tháng 12
Đây là kịch bản “xấu nhất” cho toàn nền kinh tế trên thế giới nói chung và ngành cao su Việt Nam nói riêng. Trường hợp này, dịch bệnh sẽ là khởi nguồn cho khủng hoảng tài chính với nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng triệu lao động mất việc, tác động tiêu cực lên thị trường tín dụng. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2020 sẽ không có tín hiệu khả quan với mức tăng trưởng thấp, dự kiến sẽ giảm 40% so với năm 2019 cả về lượng và giá trị.
4. Kiến nghị Chính phủ về chính sách hỗ trợ Hội viên trong bối cảnh dịch
Hiệp hội Cao su Việt Nam đã và đang đề xuất một số kiến nghị Chính phủ, cơ quan Bộ ngành xem xét có cơ chế tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc dưới tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cụ thể như sau:
a) Đề nghị Chính phủ, cơ quan Bộ ngành nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể đến từng địa phương để triển khai kịp thời và hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo chủ trương Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng.
b) Đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngành cao su tiếp cận các chương trình hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi do đặc thù ngành cao su có nhu cầu vốn tín dụng lớn. Ngoài ra, trong tình hình khó khăn, đề nghị giảm lãi vay với những khoản đã vay và vay mới, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm phí...
c) Đề nghị Bộ Tài chính xem xét miễn các khoản chi phí đang là gánh nặng đối với doanh nghiệp như tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại thuế phí khác trong thời hạn 06 (sáu) tháng hoặc đến hết tháng 12/2020 nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan thuế các tỉnh đẩy nhanh thời gian hoàn thuế để các doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn kinh doanh.
d) Đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội miễn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp và người lao động trong thời hạn 6 (sáu) tháng hoặc đến hết tháng 12/2020 nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài.
e) Đề nghị Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xem xét miễn nộp kinh phí công đoàn trong thời hạn 6 (sáu) tháng hoặc đến hết tháng 12/2020.
f)   Đề nghị các Bộ, ngành nghiên cứu những chính sách ưu đãi về thuế, phí, đầu tư, lao động… để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao su trong nước gia tăng lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên nội địa thay vì nhập từ nước khác.
g) Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại như tổ chức giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hỗ trợ kết nối nhà sản xuất và bên tiêu thụ nhằm đa dạng hoá các thị trường xuất nhập khẩu; tích cực khai thác cơ hội của các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Thưa quý vị,
Trước hình hình dịch bệnh đang bùng phát như hiện nay, Hiệp hội Cao su Việt Nam sẽ luôn đồng hành cùng Hội viên, doanh nghiệp ngành cao su tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép”: vừa phòng chống dịch, vừa duy trì, ổn định sản xuất và phát triển kinh doanh. Hiệp hội sẽ tăng cường trao đổi thông tin, ghi nhận ý kiến về khó khăn, vướng mắc và các kiến nghị của Hội viên để tổng hợp báo cáo kịp thời đến Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, phát triển thị trường một cách phù hợp đối với ngành cao su. Đồng thời, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế để đóng góp tiếng nói của ngành cao su Việt Nam trên trường quốc tế.
Trân trọng.
Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam
Trần Ngọc Thuận
 
Xin vui lòng nhấn vào nút "Tải về" để xem Bản chi tiết.


Quay về Tải về...

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>