Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt kế hoạch tài chính sử dụng nguồn thu ERPA năm 2025 với tổng kinh phí hơn 117,7 tỷ đồng, hỗ trợ chi trả giảm phát thải cho 25.398 chủ rừng, trên diện tích hơn 365.000 ha rừng tự nhiên. Trong đó, hơn 44,9 tỷ đồng là phần kinh phí chưa sử dụng từ năm 2024 chuyển sang, gồm 18,39 tỷ đồng tại Ban quản lý Quỹ và 26,54 tỷ đồng tại các chủ rừng. Số kinh phí thu trong năm 2025 là hơn 72,863 tỷ đồng. Tổng diện tích rừng tự nhiên đủ điều kiện chi trả năm 2025 là 365.758,85 ha, mức chi trả thống nhất là 166.711 đồng/ha. Số tiền chi trả trực tiếp đến các đối tượng hưởng lợi là 60,975 tỷ đồng. Trong đó, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận 31,035 tỷ đồng, UBND cấp xã nhận 1,415 tỷ đồng và các tổ chức được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng nhận 28,525 tỷ đồng. Diện tích rừng chưa đủ điều kiện chi trả là 27.602,48 ha, tương ứng với phần kinh phí 4, 601 tỷ đồng chưa được giải ngân.
.jpg)
Thanh Hóa phân bổ hơn 117 tỷ đồng từ nguồn
thu giảm phát thải các-bon tới các chủ rừng
Tổng số chủ rừng hưởng lợi từ nguồn ERPA năm 2025 là 25.398 chủ rừng. Trong đó có 25.301 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; 59 UBND cấp xã và 38 tổ chức. Các huyện có số lượng chủ rừng lớn nhất bao gồm Quan Sơn (5.570 chủ rừng), Mường Lát (3.957), Thường Xuân (3.359), Quan Hóa (3.271) và Bá Thước (4.322). Nhiều xã miền núi có diện tích được chi trả lớn như Trung Lý (Mường Lát) với 7.324,31 ha, Pù Nhi (Mường Lát) 1.353,74 ha, Xuân Lẹ (Thường Xuân) 6.662,63 ha và Yên Khương (Lang Chánh) 3.640,80 ha. Trong số các tổ chức hưởng lợi có Ban quản lý các rừng phòng hộ như Pù Hu (26.312,20 ha), Pù Luông (16.739,18 ha), Xuân Liên (23.856,74 ha), cùng các Đồn Biên phòng như Tam Thanh (5.381,26 ha), Quang Chiểu (5.611,97 ha), cửa khẩu quốc tế Na Mèo (4.122,75 ha). UBND xã có diện tích rừng lớn cũng được chi trả như xã Thạch Lập (Ngọc Lặc) với 968,30 ha, xã Thanh Kỳ (Như Thanh) 524,42 ha, xã Thạch Tượng (Thạch Thành) 198,52 ha. Đây là năm thứ hai tỉnh Thanh Hóa triển khai nguồn thu từ ERPA nhằm hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm.