Hoạt động

Tham gia Đối thoại trực tuyến: Ngành Cao su thiên nhiên châu Mỹ La-tinh

05/04/2022

Ngày 24/3/2022, đại diện Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) đã tham gia buổi tọa đàm trực tuyến “Ngành Cao su thiên nhiên châu Mỹ La-tinh” do TechnoBiz tổ chức dưới sự chủ trì của ông Jom Jacob, Chuyên gia về ngành cao su.


Buổi tọa đàm đã tập trung chia sẻ tin tức về ngành cao su thiên nhiên (CSTN) tại Brazil, Columbia và Guateala, với sự tham gia của ông Diego Esperante – Giám đốc điều hành Hiệp hội Các nhà máy chế biến và sản xuất Cao su thiên nhiên São Paulo, bà Maria Alexandra Pina – Chủ tịch Hiệp hội Cao su châu Mỹ La-tinh và ông Pablo Dominguez từ công ty Planthec, Guatemala.

Các chuyên gia chia sẻ, bên trồng cao su tại khu vực Brazil và Guatemala chủ yếu không phải nông dân tiểu điền, vì đối tượng này khó có thể tiếp cận diện tích đất phù hợp để canh tác, đồng thời việc sản xuất cũng cần nguồn vốn lớn và Chính phủ hay ngân hàng tại đây cũng không cung cấp hỗ trợ cho người trồng. Giai đoạn sản xuất CSTN tại 2 quốc gia này cũng không có sự hiện diện của các công ty quốc doanh, đây là những điểm khác biệt so với ngành CSTN tại Việt Nam. Ngoài ra, luật pháp của Brazil cũng quy định các vườn cao su tại Brazil phải giữ lại 20% diện tích để rừng tự nhiên tiếp tục phát triển, điều này có nghĩa người trồng không được phá rừng hoặc phải trồng lại rừng trong diện tích canh tác, hoặc trồng xen canh cao su trên diện tích đất rừng tự nhiên. Guatemala cũng rất chú trọng tới phát triển bền vững và đã thúc đẩy nhiều diện tích vườn cây đạt Chứng nhận Quản lý rừng FSC. Theo tiêu chí của FSC, các vườn cây được yêu cầu giữ 10% diện tích canh tác ở trạng thái nguyên bản hoặc bảo tồn dưới dạng rừng tự nhiên. Nếu không đạt con số này người trồng được khuyến khích trồng rừng để đảm bảo phù hợp với chứng nhận.
 
Diện tích cạo
(nghìn ha)
Năng suất trung bình
hàng năm
(kg/ha)
Sản lượng
hàng năm
(nghìn tấn)
Tiêu thụ hàng năm
(nghìn tấn)
Brazil
160
1.250
200
398
Guatemala
71
1.525
109
5
Mexico
32
1.188
38
121
Columbia
13
931
12
27
Tổng quan về ngành CSTN ở châu Mỹ-Latinh
Ông Jom Jacob cũng đặt ra câu hỏi liệu biến đối khí hậu có ảnh hưởng đến ngành CSTN tại châu Mỹ-Latinh hay không. Theo chia sẻ của ông Diego Esperante, năm vừa qua, Brazil và đặc biệt là São Paulo – vùng trồng CTSN chủ chốt của nước này – đã chứng kiến đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 30 – 40 năm trở lại đây. Trước đó, khu vực phía bắc São Paulo đã trải qua đợt rét -5°C, khiến khí hậu khô hơn, và hạn hán sau đó cũng khiến độ ẩm sụt giảm, 2 yếu tố này trở thành vấn đề lớn khi đợt cháy rừng xuất hiện, gây ổn thất cho diện tích cây trưởng thành, và khiến tình trạng của các cây sống sót không phù hợp để khai thác. Điều này đặt ra sự cần thiết của việc cải thiện kỹ thuật xử lý cháy rừng cho người trồng, nhằm hạn chế tổn thất dưới bối cảnh nguy cơ và mức độ tác động của cháy rừng ngày càng gia tăng. Tại Guatemala, ông Pablo Dominguez chỉ ra những thuận lợi cho hoạt động sản xuất như chất lượng đất nơi đây thuộc hàng đầu thế giới, và mùa rụng lá chỉ kéo dài 3 – 4 tuần trong năm, mưa thường xảy ra vào buổi chiều giúp người trồng dễ dàng sắp xếp thời gian thu hoạch, đạt sản lượng tốt nhất. Tuy nhiên những năm gần đây, lượng mưa và các tháng mưa bất thường đã gia tăng, khiến khả năng gây bệnh trên lá cũng tăng lên.
Về triển vọng, các chuyên gia đánh giá rằng cũng như các vùng trồng cao su khác trên thế giới, triển vọng giá cả cũng ảnh hưởng đến tâm lý người trồng, giá giảm có thể khiến diện tích cao su được khai thác giảm, dẫn đến giảm sản lượng CSTN. Tuy nhiên, châu Mỹ-Latinh vẫn có tiềm năng mở rộng diện tích nếu có chính sách cho phép mở rộng canh tác cao su tại các khu vực đất bị thoái hóa tại Mexico, đồng thời việc mở rộng diện tích tại Mexico, Panama, Costa Rica hay Ecuador cũng là một tín hiệu tích cực.
Văn phòng HHCSVN (Hương Giang)


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>