Vườn cây khai thác của công ty. Ảnh: Vũ Phong
Công ty đang quản lý là trên 8.590 ha, trong đó diện tích thực tế được Tổ chức GFA cấp chứng chỉ rừng bền vững đến ngày 31/12/2022 gần 4.500 ha. Hiện nay công tác bảo vệ và phát triển rừng cao su của công ty được thực hiện theo đúng văn bản hướng dẫn của các ban ngành về QLRBV. Đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu về quản lý rừng trồng, trồng lại rừng, chăm sóc và khai thác rừng cao su, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ thực vật, phòng trừ bệnh hại rừng trồng, bảo tồn đa dạng sinh học được xây dựng chặt chẽ trong phương án phát triển, trong Sổ tay sản xuất cao su bền vững.
Ngoài ra, người lao động (NLĐ) công ty được tuyên truyền, tập huấn về phát triển rừng cao su bền vững về trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến thường xuyên đến từng NLĐ, ý thức người dân trên địa bàn trong việc bảo vệ rừng cao su được nâng cao rõ rệt. Chất lượng cảnh quan, môi trường được đảm bảo, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, nâng cao chất lượng môi trường sống.
Để tiếp tục thực hiện tốt phương án QLRBV và diện tích rừng đang lập thủ tục cấp chứng chỉ, công ty tiếp tục tuân thủ thực hiện các biện pháp đã xây dựng bằng các giải pháp cụ thể như: quản lý và đào tạo tập huấn nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, về thị trường, về phối hợp với các bên liên quan, về nguồn vốn đầu tư… Duy trì công tác phối kết hợp cùng địa phương trong công tác QLRBV, các hoạt động chăm lo xã hội, công tác tuyên truyền người dân vùng ven rừng cao su giữ vệ sinh môi trường, không để rác sai nơi quy định gây ô nhiễm môi trường.
Tiếp tục xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá nội bộ đối với các hoạt động kinh doanh từ cây cao su, cũng như các chỉ số giám sát, quy trình, biểu mẫu ghi chép các chỉ số giám sát và đánh giá phù hợp với phương án QLRBV. Tổ chức phân công thực hiện việc giám sát, đánh giá hệ thống quản lý và lưu trữ hồ sơ kinh doanh rừng, quản lý hồ sơ tài nguyên rừng, hệ sinh thái, hoạt động kinh doanh từ cây cao su và từ khâu trồng, chăm sóc, khai thác, vận chuyển, chế biến và bán sản phẩm nhằm đảm bảo có thể truy xuất nguồn gốc gỗ và mủ cao su.
Mục tiêu của công ty trong thực hiện phương án QLRBV là góp phần nâng năng suất mủ cao su tăng giá trị sản phẩm, nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Tiếp tục góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn tính đa dạng sinh học cho rừng trồng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho toàn thể NLĐ công ty và cộng đồng người dân địa phương, nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường và xã hội tại địa phương. Khi đã đủ tiêu chuẩn QLRBV, sản phẩm mủ và gỗ cao su của công ty có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ được khách hàng trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn, tin tưởng với những sản phẩm mang lại giá trị, đóng góp lớn hơn cho địa phương về triển kinh tế, xã hội, môi trường và con người.
Huỳnh Hữu Tài – Phòng Quản lý chất lượng Công ty CP Cao Su Bà Rịa, nguồn: http://tapchicaosu.vn/2023/08/13/cong-ty-cpcs-ba-ria-thuc-hien-tot-phuong-an-quan-ly-rung-ben-vung, ngày 13/8/2023 (TN trích dẫn)