16/03/2020
Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire vừa đưa ra nhận định rằng bệnh dịch Covid-19 sẽ tác động "nghiêm trọng" đến phát triển kinh tế của nước này. Theo đó, tăng trưởng GDP của Pháp trong năm nay có thể ở dưới mức 1%.
Xem thêm...
Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire vừa đưa ra nhận định rằng bệnh dịch Covid-19 sẽ tác động "nghiêm trọng" đến phát triển kinh tế của nước này. Theo đó, tăng trưởng GDP của Pháp trong năm nay có thể ở dưới mức 1%.
Một loạt các ngân hàng và tổ chức tài chính hàng đầu thế giới đã điều chỉnh các dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới với cái nhìn bi quan hơn sau khi dịch virus Covid-19 bùng phát tại nhiều nơi trên thế giới và khiến nhiều thị trường tài chính lớn trên toàn cầu chao đảo.
CNBC dẫn đánh giá của một loạt tổ chức quốc tế về kịch bản xấu nhất cho kinh tế toàn cầu năm 2020 do sự lây lan của virus Corona (Covid-19).
Vương quốc Anh ngày 12/3/2020 đã công bố kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trị giá 30 tỷ bảng Anh (khoảng 39 tỷ USD).
Giới chuyên gia quốc tế nhận định nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái vì dịch virus Corona chủng mới. Giá dầu sụt giảm càng gây áp lực nặng nề lên tăng trưởng.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, OPEC và OPEC+ (trong đó có Nga) đã không nhất trí về kế hoạch giảm sản lượng khai thác.
Giá dầu thô thế giới chốt phiên 06/3/2020 giảm mạnh khi OPEC và OPEC+, dẫn đầu là Nga không đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm thêm sản lượng tại cuộc họp ở Vienna, Áo.
Theo một số nhận định, kinh tế toàn cầu tiếp tục xu hướng tăng trưởng chậm. Các nền kinh tế chủ chốt đối mặt với nhiều khó khăn. Sự bùng phát của dịch COVID-19 gây ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thế giới.
Ngày 01/3/2020, Liên hiệp các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (Assocham) cho rằng, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nặng nề do sự bùng phát của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, Ấn Độ có thể đẩy xuất khẩu vào các thị trường toàn cầu để lấp khoảng trống do nước láng giềng để lại.
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang đẩy kinh tế thế giới rơi vào tình trạng giảm sút nghiêm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Dù vẫn còn quá sớm để đánh giá triển vọng của thị trường toàn cầu, song dịch Covid-19 gây ra ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chiếm khoảng 17% GDP và đóng góp khoảng 33% tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu, để lại tác động đa diện về kinh tế, không chỉ cho quốc gia này, mà còn cả thế giới.
Những người đứng đầu ngành tài chính của Nhóm G20 đã bày tỏ sẵn sàng hành động để ứng phó với tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu.
Quỹ Tiền tệ quốc tệ (IMF) ngày 23/02/2020 nhận định dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể đe dọa đà phục hồi mong manh của kinh tế thế giới.
Năm 2003, dịch SARS không ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế toàn cầu. Nhưng 17 năm sau, virus Corona chủng mới có thể kéo tuột tăng trưởng của nhiều quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý I/2020 có thể rơi xuống mức chỉ 3,5% nếu sự lây lan của virus Corona (Covid-19) không được kiểm soát nhanh chóng để việc sản xuất trở lại bình thường.
Hàng loạt các công ty đa quốc gia đã quyết định chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc tìm kiếm các nguồn cung phụ tùng thay thế trong bối cảnh các chuỗi cung ứng của Trung Quốc bị cắt đứt.
COVID-19 (nCoV) đang ảnh hưởng sâu rộng khiến chính phủ nhiều nước phải hành động để hỗ trợ nền kinh tế chống đỡ với các thách thức mới, và giới doanh nghiệp cũng phải chủ động để “tự cứu mình."