10/02/2020
Giá dầu thô thế giới đã giảm, chỉ còn hơn 51 USD/thùng. OPEC chuẩn bị họp Ủy ban kỹ thuật để bàn tính cách đối phó. Song Tiến sĩ Francis Perrin dự báo giá dầu chỉ giảm trong giai đoạn ngắn hạn.
Xem thêm...
Giá dầu thô thế giới đã giảm, chỉ còn hơn 51 USD/thùng. OPEC chuẩn bị họp Ủy ban kỹ thuật để bàn tính cách đối phó. Song Tiến sĩ Francis Perrin dự báo giá dầu chỉ giảm trong giai đoạn ngắn hạn.
Đúng vào lúc Trung Quốc và Mỹ đạt hưu chiến thương mại giữa tháng 01/2020, bệnh dịch virus corona mới bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, có nguy cơ lan rộng. Dịch bệnh hoành hành tại nền kinh tế thứ 2 thế giới tác động thế nào đến kinh tế toàn cầu? Giới kinh tế gia ghi nhận dầu mỏ và du lịch là 2 nạn nhân đầu tiên. Các thị trường nín thở chờ đợi phiên chứng khoán Trung Quốc mở cửa lại.
Giá dầu thô thế giới tiếp tục xu hướng giảm trong bối cảnh dự trữ dầu thô tại Hoa Kỳ tăng cao cùng với lo ngại dịch virus Corona sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ lần lượt ở mức 2,9% trong năm 2019, 3,3% trong năm 2020 và 3,4% trong năm 2021.
Khối nợ khổng lồ của thế giới đã phá kỷ lục về tỷ lệ nợ so với tổng sản phẩm trong nước (GDP), thậm chí từ trước khi năm 2019 kết thúc, trang CNN Business cho hay.
Thâm hụt tài khóa của Chính phủ Mỹ trong 2019 lần đầu tiên vượt qua mốc 1 nghìn tỷ USD kể từ 2012, hãng tin Reuters dẫn số liệu do Bộ Tài chính nước này công bố ngày 13/01/2020 cho hay.
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nổi lên thành một thị trường xuất khẩu quan trọng đối với Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh ở trong một cuộc chiến thương mại chưa có hồi kết với Washington, Nikkei Asian Review cho hay.
Giá dầu thế giới tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, khi những thông tin tốt về thương mại giúp nhà đầu tư lạc quan về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu trong năm 2020.
Theo báo cáo trên, tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc dự kiến đạt 6,0% trong năm 2020 và 5,9% trong năm 2021 nhờ các chính sách tài khóa và tiền tệ thích ứng, so với mức 6,1% trong 2019.
Theo Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới (WESP) 2020 được Liên Hợp Quốc công bố tại trụ sở ở New York, Mỹ, ngày 16/01, kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng 2,5% trong năm 2020, nhưng sự gia tăng các căng thẳng thương mại, tình hình bất ổn tài chính, hay sự leo thang những căng thẳng địa chính trị có thể ngăn cản đà phục hồi.
Ngày 08/01/2020, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu, trong đó có một vài dấu hiệu lạc quan về tăng trưởng kinh tế năm 2020, nhưng vẫn phải thận trọng trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Năm 2019 khép lại với những mảng màu sáng tối đan xen trên bức tranh kinh tế thế giới, ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua.
Theo chuyên gia, trong 2020, châu Á sẽ trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nếu không có động lực châu Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 chỉ đạt 1%.
Giới quan sát lưu ý các nền kinh tế châu Á, với chi tiêu tiêu dùng tăng nhanh và người tiêu dùng khá “nhạy cảm” đối với sự biến động giá cả, không thể “chủ quan” về vấn đề này trong năm 2020.
Những quan ngại về căng thẳng leo thang tại Trung Đông cũng như những tiến triển tích cực trong đàm phán thương mại Mỹ – Trung đã đẩy giá dầu đi lên trong phiên giao dịch ngày 02/01/2020. Tuy nhiên, đồng USD mạnh lên đã phần nào kiềm chế đà tăng của giá "vàng đen".
Với tuyên bố về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, Mỹ và Trung Quốc đang tiến đến việc chấm dứt cuộc chiến thương mại và thuế quan sau 19 tháng tranh chấp.
Trong chuyến thăm chính thức tới Brussel ngày 16 – 17/12/2019, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đề xuất khởi động các cuộc đàm phán thương mại tự do với EU, song song với các cuộc đàm phán đang diễn ra về một thỏa thuận đầu tư. Theo đó, cả hai đối tác sẽ triển khai nghiên cứu khả thi cho một hiệp định thương mại tự do (FTA), có thể mất 1 hoặc 2 năm để chuẩn bị.
Nhật Bản sẽ tìm cách loại bỏ thuế ô tô ngay lập tức và loại bỏ hoàn toàn khi đàm phán hiệp định thương mại với Vương quốc Anh mà các đối tác đặt mục tiêu có hiệu lực vào đầu năm 2021.
Đầu tiên là Nhật Bản, sau đó đến châu Âu. Giờ đây các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao mọi dấu hiệu bùng phát tiếp theo của tình trạng lạm phát trì trệ và lợi suất sụt giảm mạnh. Năm nay, cụm từ "Japanification" (Nhật Bản hoá) đã trở nên phổ biến, khi số lượng trái phiếu lợi suất âm chạm mức kỷ lục.
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Nam Á (Economic Update: South – East Asia) mới nhất của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), tăng trưởng kinh tế trên toàn khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ giảm từ 5,1% năm 2018 xuống 4,5% năm 2019 và không thay đổi vào năm 2020, trong bối cảnh nhiều nguy cơ căng thẳng thương mại có thể leo thang trở lại.