02/03/2020
Quỹ Tiền tệ quốc tệ (IMF) ngày 23/02/2020 nhận định dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể đe dọa đà phục hồi mong manh của kinh tế thế giới.
Xem thêm...
Quỹ Tiền tệ quốc tệ (IMF) ngày 23/02/2020 nhận định dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể đe dọa đà phục hồi mong manh của kinh tế thế giới.
Năm 2003, dịch SARS không ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế toàn cầu. Nhưng 17 năm sau, virus Corona chủng mới có thể kéo tuột tăng trưởng của nhiều quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý I/2020 có thể rơi xuống mức chỉ 3,5% nếu sự lây lan của virus Corona (Covid-19) không được kiểm soát nhanh chóng để việc sản xuất trở lại bình thường.
Hàng loạt các công ty đa quốc gia đã quyết định chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc tìm kiếm các nguồn cung phụ tùng thay thế trong bối cảnh các chuỗi cung ứng của Trung Quốc bị cắt đứt.
COVID-19 (nCoV) đang ảnh hưởng sâu rộng khiến chính phủ nhiều nước phải hành động để hỗ trợ nền kinh tế chống đỡ với các thách thức mới, và giới doanh nghiệp cũng phải chủ động để “tự cứu mình."
Theo Tổ chức nghiên cứu Báo cáo dân số thế giới có trụ sở tại Mỹ, năm 2019 Ấn Độ đã vượt qua Anh và Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới.
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 18/02/2020 tuyên bố nước này sẽ đề ra các biện pháp nhằm ổn định thương mại, đầu tư nước ngoài, cũng như tiêu dùng để giảm thiểu tác động của dịch bệnh do COVID-19 gây ra.
Nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới Saudi Arabia đã giảm nguồn cung dầu thô sang một số khách hàng châu Á trong tháng 3/2020, sau khi các nhà máy lọc dầu cắt giảm sản lượng khi bùng phát dịch virus corona và để bảo dưỡng theo thường lệ.
Ngày 16/02/2020, hãng thông tấn PTI đưa tin, New Delhi và Moscow đã hoàn thiện khung thỏa thuận đầy tham vọng về việc nhập khẩu dầu thô dài hạn từ khu vực Viễn Đông của Nga vào Ấn Độ để chính thức ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh thường niên giữa 2 nước trong năm nay.
Các tổ chức quốc tế đều đánh giá kinh tế thế giới năm 2020 tiếp tục xu hướng giảm, cộng với tác động từ dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) sẽ làm suy giảm nhanh hơn, đặc biệt khi bệnh dịch kéo dài. Hàng loạt lĩnh vực sẽ chịu tác động tiêu cực, suy giảm mạnh.
Tín hiệu vội vã tìm kiếm nơi trú ẩn tài chính an toàn được quan sát thấy trong động thái tăng cường đồng USD trong các giỏ tiền tệ của hầu hết các đối tác thương mại lớn.
“Thúc đẩy thương mại – đầu tư nội khối vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” là một trong những nội dung được nhiều quan chức, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách ASEAN bàn thảo.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2020 sẽ dưới mức 3% một phần do gã “khổng lồ” ngành hàng không Boeing quyết định cắt giảm 1/2 sản lượng máy bay 737 MAX vì vấn đề an toàn.
PetroChina, nhà máy lọc dầu nhà nước lớn thứ 2 của Trung Quốc, dự kiến giảm nguyên liệu dầu thô 320.000 thùng/ngày trong tháng này do virus Corona mới ảnh hưởng tới nhu cầu.
Dầu thô của Mỹ xuất sang châu Âu có thể tăng trong những tháng tới do nhu cầu từ châu Á sụt giảm bởi sự bùng phát của virus Corona.
Giá dầu thô ngày 11/02/2020 đã tăng trở lại sau khi một số nhà máy tại Trung Quốc quay trở lại hoạt động sau thời gian tạm ngưng dài để chống dịch virus Corona. Nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu trong tháng 02/2020 được dự báo có thể giảm từ 1,5 triệu thùng – 4 triệu thùng/ngày vì dịch virus Corona.
Sự cô lập của Trung Quốc trong bối cảnh dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan ngày càng nhanh, đang ảnh hưởng mạnh đến kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng về y tế của Trung Quốc đang là một “phép thử” cho toàn bộ hệ thống kinh tế toàn cầu.
Hậu quả của dịch virus Corona đối với kinh tế Trung Quốc và toàn cầu dự báo sẽ khốc liệt hơn trận dịch SARS trước đây. Vai trò của Trung Quốc trong kinh tế thế giới đã quá lớn so với gần 20 năm trước.